Ngày 24/6, kết quả trưng cầu dân ý cho thấy người Anh ủng hộ tách khỏi Liên minh châu Âu (EU). Việc này đã khiến bảng Anh có lúc mất 10% so với USD, xuống thấp nhất 31 năm qua. Nó cũng làm dấy lên lo ngại kinh t♑ế Anh sẽ rơi vào khủng hoảng.
Tách khỏi EU là một quyết định lịch sử và một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất chính là thủ đô London. Trên thực tế, 💝đa phần nﷺgười dân London đã bỏ phiếu chọn ở lại.
Từ trước đó, các tập đoàn lớn trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và quản lý tài sản ở đây đã tỏ rõ quan điểm vẫn muốn là thành viên EU. Vì nếu Anh tách ra, họ có thể phải thay đổꦡi hoàn toàn cơ chế hoạt động. Chỉ những công ty nhỏ hay nhân viên ngân hà🍰ng mới hứng thú với việc thoát khỏi hệ thống quy định rườm rà và cơ chế áp đặt tiền thưởng của EU.
Trong 30 năm qua, London đã được thế giới biết đến nhiều hơn, đặc biệt là với các ngân hàng Mỹ. Một trong những yếu tố giúp nơi này hấp dẫn là nhà đầ𒉰u tư được phép tham gia vào các thị trường thành viên khác trong EU mà không gặp trở ngại nào.
Vì thế, sau tin tức người Anh chọn rời EU, JPMorgan cho biết có thể cắt giảm 4.000 vị trí tại Anh, trong khi HSBC có ý định ch🙈uyển 1.000 người sang Paris. Nhiều công ty khác cũng lên kế hoạch chuyển sang nơi khác tại châu Â𒅌u.
Lĩnh vực London chiếm ưu thế 🎃nhất chính là giao dịch ngoại hối. Đây là thị trường giao dịch đồng euro lớn nhất thế giới, với khối lượng giao dịch mỗi ngày tương đương 2.000 tỷ USD. Vì thế, việc Anh tách khỏi EU chắc chắn gây tác động không nhỏ.
Trước đây, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) từng cấm các 🉐tổ chức bên ngoài lập cơ sở giao dịch đꦰồng euro. Anh thuộc EU, nhưng vẫn dùng đồng bảng, thay vì đồng euro.
Tuy nhiên, những 🦩nỗ lực này đã thất bại sau phán quyết của Tòa án tối cao EU và Anh vẫn được phép mở trung tâm giao dịch đồng tiền này. Nhiều chuyên gia và nhà hoạch định chính sách ở Anh cho rằng, Anh có thể thắng là nhờ quyền th꧙ành viên EU.
Giới 💛phân tích giờ lại đặt ra câu hỏi trung tâm tài chính nào tại châu Âu sẽ đắc lợi từ việc Anh quyết rời EU. Dễ thấy nhất, các ngân hàng nước ngoài với quy mô hoạt động lớn ở London sẽ dời sang những nơi mà họ có sẵn cơ sở, như Frankfurt, Dublin, Paris, Warsaw và Lisbon. Việc này sẽ khiến mảng dịch vụ tài chính ở châu Âu bị phân tán và kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, bản🍸 thân các thành phố này cũng có vấn đề. Dù là nơi ECB đặt trụ sở và là trung tâm tài chính của nền kinh tế lớn nhất châu Âu - Đức, Frankfurt chỉ là một thành phố nhỏ với dân số chưa tới 700.000. Nó vẫn chỉ được xem là một tỉnh lẻ và không hấp dẫn với người xin việc.
Trong khi đó, Dublin (Ireland) dù l൩à thành phố nói tiếng Anh với chính sách thuế hấp dẫn, lại khá chậm phát triển. Còn Paris gần đây liên tục có những động thái nhằm lôi kéo các ngân hàng từ London sang. Tuy nhiên, ngoại trừ HSBC, phần lớn các ngân hàng đều ngó lơ.
Ngoài ngân hàng, bảo hiểm cũng là lĩnh vực mà 🉐London chiếm 🎉ưu thế ở châu Âu. Đã có những đồn đoán rằng, các trung tâm tài chính châu Á - như Singapore hay Tokyo, sẽ là điểm nóng tiếp theo của thị trường bảo hiểm, khi Anh rời EU và không còn những đặc quyền để thâm nhập vào thị trường châu Âu.
Cuối cùng, việc nhiều tập đoàn, công ty dự định dời sang các trung tâm tài c💃hính khác sẽ kéo th🌱eo việc London mất đi nhiều nhân viên tài năng. Nói cách khác, London có thể chảy máu chất xám.
Khi Anh còn là thành viên của EU, quy định cho phép đi lại tự do trong khối liên minh đã giúp London thu hút được nhiều người giỏi về làm việc. Số liệu điều tra dân số mới nhất cho thấy, EU là nguồn 🐭cung cấp nhân công lớn thứ 2 cho London, chỉ sau nguồn nhân lực nội địa. Còn r👍iêng với London, gần 11% lao động ở London đến từ các quốc gia khác thuộc khối EU, trong đó phần lớn đều là Ireland, Pháp và Italy.
Kim Dung (theo Financial Times)