Bệnh nhân bị đau cứng hàm từ 5 ngày trước khi vào viện. Sau hai ngày điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn, bà được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉ𒉰nh Phú Thọ ngày 26/4.
Người bệnh ngoài biểu hiện co cứn🅷g cơ bụng còn co cứng cơ toàn thân, cứng hàm, vã mồ hôi, da xanh tái, sốt cao, khó thở, suy hô hấp và có vết thươn༒g hở vùng mu bàn chân. Các bác sĩ chẩn đoán uốn ván giai đoạn toàn phát.
Bệnh nhân phải thở máy, dùng các thuốc trung hòa độc tố uốn ván, kiểm soát tình tr൩ạng co giật, co cứng cơ, điều chỉnh rối loạn thần kinh thực vật.
Bác sĩ Đinh Văn Trung - Khoa Hồi sức tích cực, cho biết uốn ván là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Nha bào uốn ván xâm nhậ♋p vào cơ thể qua các vết thương bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương nhẹ, hoặc do tiêm chích nhiễm bẩn... sinh ra độc tố. Độc tố của nó sẽ tác động vào hệ thần kinh cơ gây co cứn𒊎g cơ liên tục hoặc co giật toàn thân.
Khi nhiễm uốn ván, cơ thể trải qua 4 giai đoạn: ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và lui bệnh. Uốn ván là bệnh nguy hiểm🎃 do thời gian điều trị kéo dài (có thể vài tuần đến vài tháng) và chi phí điều trị rất tốn kém.
Thông thường, nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời, bệnh nhâ🗹n nguy cơ tử vong rất cao do suy hô hấp, ngừng tim đột ngột, nhiễm trùng toàn thân, xuất huyết. Thời gian ủ 🎀bệnh càng ngắn thì tình trạng bệnh càng nặng và sẽ diễn biến xấu rất nhanh.
Tiêm huyết thanh phòng uốn ván (SAT) là biện pháp đơn giản và hiệu quả ngăn ngừa bệnh uốn ván khi có vết thương ngoài da. Bác sĩ khuyến cáo người dân khi làm việc với những vật dụng sắc nhọn cần trang bị đầy đủ trang thiết bịღ an toàn lao động như giày bảo hộ, găng tay chống cắt, đồ bảo hộ... Nếu chẳng may bị thương cần xử lý đúng cách, rửa vết thương bằng nước sạch, sát trùng bằng cồn tại vết thương và xung quanh; dùng băng vô khuẩn để băng bó vết thương, sau đó đến൩ ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và tiêm phòng uốn ván.