Ngày 26/3, BS.CKI Hồ Thị Tuyết Mai, Phó khoa Phòng khám Nội tim mạch, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết bà Tâm nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội lan lên ngực trái, buồn nôn. Bà có dấu hiệu nhồi máu cơ tim, ST không chênh lên (tình trạng thiếu máu cơ tim cấp tính do tắc hẹp một🍨 nhánh động mạch vành). Động mạch liên thất trước hẹp đến 99% chặn dòng máu nuôi tim, khiến người bệnh đau vùng ngực, bụng một tuần qua.
Bác sĩ Mai đánh giá tình trạng của bà Tâm rất ít gặp do không có các triệu chứng cơn nhồi máu cơ tim cấp điển hình như đau thắt ngực lan lên cổ và hai vai, khó thở, vã mồ hôi, tim đập nhanh... Bà đau vùng thượng vị, tiêu chảy, có khả năng do cơn nhồi máu cơ tim kích thích lên ruột gây phù nềඣ. Tình trạng này dễ nhầm sang bệnh lý đường tiêu hóa, dẫn đến điều trị sai hướng, làm tăng nguy cơ suy tim nặng, tử vong do cơ tim thiế🅠u máu nuôi trầm trọng.
Các bác sĩ can thiệp khẩn, cứu người bệnh khỏi nguy🌺 cơ đột tử.
ThS.BS.CKII Võ Anh Minh, Trưởng đơn vị Can thiệp Mạch v༒ành, Trung tâm Can thiệp mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cùng ê kíp đặt một stent tái thông động mạch liên thất trước. Sau thủ thuật, bà Tâm hết đau bụng, không tổn thương ruột, xuất viện sau hai ngày.
Bác sĩ Minh cho biết khoảng 20-33% trường hợp nhồi máu cơ tim ꦦcấp có triệu chứng không điển hình như đổ mồ hôi lạnh, suy nhược toàn thân, chóng mặt, ngất. Biểu hiện hiếm gặp nhất là tiêu chảy.
Để nhận biết sớm và điều trị kịp thời cơn nhồi máu cơ tim cấp, bác sĩ khuyến cáo mọi người, nhất là người hút thuốc lá, bệnh mạch vành, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, thừa cân, béo phì, cần nắm rõ dấu hiệu nhồi máu cơ tim điển hình và không điển hình. Khi xuấ♏t hiện bất kỳ triệu chứng khác thường, người bệnh nên đi khám sớm để tầm soát bệnh.
Thu Hà
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp |