Người nhà cho biết bé dậy thì khi 12 tuổi, cao 1,65 m, nặng 58 kg. Thời gian nghỉ hè, con tăng 3-5 kg mỗi tháng, người thân nghĩ bé béo bụng do ít vận động. Đến khi ☂bé tựu trường bị bạn bè đồn thổi mang thai nên mới đến bệnh viện ki✨ểm tra.
Ngày 11/9, BS.CKII Lê Thanh Hùng, Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm🐎 Anh TP HCM, cho biếℱt cơ thể của bệnh nhi phát triển như phụ nữ trưởng thành, bụng to tương đương mang thai 24 tuần.
Bác sĩ mở bụng hở hút ba lít dịch trong khối u và kèm theo mô tóc, chất bã..., sau đó bóc tách khối u, bảo tồn buồng trứng cho bện﷽h nhi. Bé Thủy hồi phục sức khỏe nhanh, xuất viện ba ngày sau mổ, bụng gọn, tâm lý ổn định.
Bác sĩ Hùng cho biết u quái buồng trứng thường xuất hiện ở độ tuổi 20-30, có thể gặp ở trẻ em. U quái là khối u tế bào mầm buồng trứng phổ biến nhất, chiếm 20% tổng số khối u buồng trứng ở người ✨lớn và một nửa số khối u buồng trứng ở trẻ em, thường lành tính.
U quái buồng trứng do tế bào mầm u nang buồng trứng có sẵn trong cơ thể mẹ truyền sang con khi mang thai. Loại u này có khả năng phát triển thành nhiều loại mô khác nhau, bao gồm mô thịt, xương, tóc, răng và mô tuyến bã... Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, trẻ tăng cân đột ngột, dậy 🙈t꧟hì sớm cũng là nguyên nhân.
Theo , hầu hết khối u quái không triệu chứng, nếu có là đau bụng cấp do u xoắn hoặc to gây đau, kinh nguyệt không đều, đau bụng dưới, táo bón, tiểu nhiều bởi u to chèn ép bàng quang. U thường được phát hiện tình cờ khi mổ lấy thai hoặc siêu âm, chụp CT, MRI. 𒉰Hầu hết trường hợp phát hiện muộn khi u to, tiềm ẩn nguy cơ vỡ do va chạm, tập thể dục cường độ cao, ảnh hưởng chức năng sinh sản.
Tuệ Diễm
Độc giả đặt câu hỏi bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp |