Chị Vy, 49 tuổi, ngụ Vĩnh Longꦗ, phát hiện khối u khi đi khám sức✨ khỏe tổng quát tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, trước đó không có triệu chứng. Khối u khiến thận phải to gấp đôi thận trái.
Ngày 18/6, tiến sĩ, bác sĩ Lê Phúc Liên, Trưởng đơn vị Niệu nữ, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, cho biết u lớn nhưng nằm ở khoang sau phúc mạc và không chèn ép cơ quan xung quanh nên người bệnh không cảm thấy đau. Ung thư đang trong giai đoạn khu trú, chưa xâm lấn vỏ bao thận, hạch, chưa di căn xa. Bác sĩ có thể phẫu thuật cắt trọn khối u nhưng kích thước quá lớn, kh൲ông thể mổ nội soi, buộc phải mổ mở.
Bác sĩ Liên tạo một đường mổ xéo cỡ 15 cm dưới sườn phải, bóc tá꧃ch mở rộng vùng phẫu thuật nhằm kẹp động mạch và tĩn♓h mạch để chặn nguồn máu nuôi đến thận, tránh chảy máu khi cắt thận.
Tuy nhiên, khi tiếp cận được cuống thận, bác sĩ Liên nhận thấy động mạch của người bệnh có nhiều nhánh - bౠất thường khá thường gặp tại mạch máu thận. Bác sĩ kiểm tra kỹ khi kẹp cuống thận để không bỏ sót nhánh mạch máu nào. "Chỉ cần kẹp sót một mạch máu, khi cắt thận sẽ gây chảy máu, khiến người bệnh mất nhiều máu", bác sĩ Liên nói.
Khi thận dần chuyển sang màu tím, đồng nghĩa ജtất cả nhánh động mạch và tĩnh mạch đã được kẹp lại, bác sĩ Liên tiến hành cắt thận. Chưa đầy 20 phút sau, toàn bộ thận phải với khối u đượ🐻c lấy ra ngoài. Một phần thận phình to, khối u khiến thận trông giống trái đu đủ.
Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy khối u thận thuộc loại ung thư biểu mô tế bào sáng, là loại 🎶thường gặp nhất, chiếm 80-85% trường hợp ung thư thận. Ba ngày sau mổ, chị Vân phục hồi nhanh, ít ♛đau, ăn uống bình thường, được xuất viện.
Người bệnh chỉ còn một trái thận cần kiểm soát chế độ dinh dưỡng, lượng nước nạp vào cơ thജể để tránh thận còn lại làm việc quá tải, dẫn đến suy giảm chức năng. Chị Vân cũng cần hạn chế vận động mạnh, tránh chấn thương vùng hông, dễ tổn thương bên thận còn lại. Ung thư đã bị loại bỏ hoàn toàn nên saꦐu phẫu thuật, chị không cần hóa trị. Người bệnh phải định kỳ tái khám trong hai năm đầu để bác sĩ theo dõi, đánh giá nguy cơ ung thư tái phát.
Theo Tổ chức ghi nhận ung thư thế giới (GLOBOCAℱN) năm 2022, ung thư thận là ung thư tiết niệu phổ biến thứ hai tại Việt Nam, với 2.240 ca mắc mới và 1.110 trường hợp tử♌ vong.
Nguyên nhân gây ung thư thận chưa được xác định rõ. Một số nhóm có nguy 🍸cơ mắc bệnh như người lớn tuổi, béo phì, hút thuốc lá lâu năm, mắc cao huyết áp, suy thận mạn phải chạy thận nhân tạo, thận đa nang, thường xuyên tiếp xúc hóa chất độc h🥂ại...
Ở ♛giai đoạn đầu, khối còn nhỏ (dưới 3 cm), ung thư không có triệu chứng, thường tình cờ phát hiện khi khám sức khỏe. Khi các triệu chứng như đau hông lưng, tiểu máu, sờ thấy k🐭hối u nhô lên ở hông, chán ăn, sụt cân bất thường, dễ mệt mỏi, ung thư thận đã ở giai đoạn trễ. Nếu xuất hiện thêm biểu hiện đau nhức xương, ho dai dẳng, ung thư đã di căn.
Với ung thư thận chưa di căn, tùy kích thước u, phẫu thuật cắt một phần thận hoặc toàn bộ thận là lựa chọn tối ưu, có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Trường hợp đã di căn, ngoài phẫu thuật cắ♔t u, người bệnh cần điều trị bổ sung bằng hóa trị, xạ trị, liệu pháp ♊nhắm trúng đích... Tuy nhiên, điều trị trong giai đoạn trễ chỉ làm chậm tốc độ di căn, giảm nhẹ triệu chứng, cải thiện chất lượng sống, chứ không thể chữa khỏi bệnh.
khuyến cáo khám sức khỏe định kỳ 6-12 tháng một lần để phát hiện sớm các khối u bất thường, điều trị sớm, không phải cắt toàn bộ thận. Người có biểu hiện đau hông lưng lâu ngày không khỏi, tiểu ra máu,♕ chán ăn, sụt cân b▨ất thường... cần đi khám ngay. Người có người thân mắc ung thư cả hai bên thận cần tầm soát sớm do có khả năng di truyền.
Thắng Vũ
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh thận tại đây để bác sĩ giải đáp |