Trả lời:
Ung thư lưỡi là tình trạng tế bào niêm mạc lưỡi tăng sinh bất thường﷽ biến thành ác tính, ảnh hưởng đến khả năng nói, nuốt của người bệnh. Khi không được điều trị, bệnh di căn xa đến các cơ quan khác, ảnh hưởng đến tí𝔍nh mạng.
Nguyên nhân ung thư lưỡi chưa được xác định. Song một số yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, uống rượu bia, vệ sinh răng miệng kém, tiếp xúc với virus HPV... làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tr♓iệu chứng ung thư lưỡi giai đoạn đầu thường không rõ ràng nên dễ bị bỏ qua. Người bệnh thường chỉ có cảm giác như dị vật hoặc xương cá mắc ở lưỡi. Đầu lưỡi có vếꦑt nổi phồng, màu trắng như loét.
Nhiều trường hợp trꦿên lưỡi có u, sờ thấy cứng. 50% người bệnh ung thư lưỡi gia𓄧i đoạn đầu có hạch ở cổ. Bạn nên điều trị sớm và tuân thủ phác đồ của bác sĩ. Ung thư lưỡi được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, khả năng điều trị thành công cao, tỷ lệ sống từ 5 năm trở lên có thể đến 70%.
Ở giai đoạn phát triển, khiến người bệnh đau khi ăn uố🌞ng, nói, nuốt. Người bệnh mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng, suy sụp tinh thần. Ung thư lưỡi ở giai đoạn trễ khả năng cao di căn phổi, xương, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tiên lượng điều trị t𓃲hấp.
Người b✃ệnh có nốt sùi, vết loét không lành ở lưỡi nên đến Đơn vị Đầu Mặt Cổ khám để được chẩn đoán, điều trị. Nếu bác sĩ nghi ngờ ung thư sẽ chỉ định sinh thiết để khẳng định vết loét, tổn thương là lành hay ác tính.
Điều trị ung thư lưỡi thường kết hợp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Bác sĩ cắt bỏ khối u và khoảng 1-2 cm mô xung quanh. Ở giai đoạn sớm, người bệnh được phẫu thuật tạo hình lưỡi, phục hồi chức năng nói nuốt. Mẫu bệnh phẩm được gửi đế𒈔n khoa Giải phẫu bệnh để đánh♐ giá mức độ xâm lấn, từ đó bác sĩ chỉ định điều trị kết hợp hóa trị, xạ trị.
ThS.BS.CKII Đoàn Minh Trông
Đơn vị Đầu Mặt Cổ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh ung thư tại đây để bác sĩ giải đáp |