Trẻ con đứa nào chẳng thích tết. Bố bảo "vất vả cả năm, đổ dồn vào cái Tết, chỉ có chúng mày là hí hửng thôi". Nghe bố than cũng thấy tội, nhưng cảm giác được mặc cái áo hoa mới tinh🌳 với những nếp gấp cứng đét, cọ vào nhau còn nghe rột roạt làm tôi vô cùng phấn khích. Tết tha hồ mà nhận tiền lì xì nhé. Đầu tiên khi tôi nghĩ về Tết là vậy. Tôi đi ngủ mà đếm lùi từng ngày, lịch Tết của riêng tôi bắt đầu vào ngày 23. Bố lau chùi trang thờ ông táo và trịnh trọng đặt lên đó mũ, áo, giày, dép với đủ màu xanh, đỏ, tím, vàng.
Ngày hôm ♏ấy, bố hạ cây tre non chẻ ra làm lạt buộc bánh. Bố tôi chẻ lạt rất đẹp, cái nào cũng mỏng tang, lóng lánh như bôi sáp. Ông cột thành từng bó nhỏ, để giành cho nhà, cho anh em, hàng xóm. Chị tôi thì phấp phỏng đợi lệnh cắt lá dong. Tôi cũng đợi phút ấy lắm!. Mấy đứa con nít tụi tôi luôn "kèn" nhau từng chút. Nhà đứa nào cắt lá dong sớm, lại nhiều, chắc chắn năm ấy nhà nó ăn Tết to. Những đứa còn lại tiu nghỉu như mèo bị cắt tai. Lá dong cắt về, xếp thành từng bó, lá to ở ngoài, nhỏ nằm trong, tuần tự thế cho đến khi cả hè lá dong được dọn đâu vào đó, đàn con lũ lượt khuân chúng xếp lớp dưới gầm cầu ao.
Đến hôm sau mang lá lên rửa, lau lại. Tôi đã còng lưng ngồi lau lá dong suốt ấu thơ với điệp khúc muôn thủa của chị cả "Chưa được, lau lại, lau lại..." Nghe ngán tận cổ, nhưng phần thưởng bố treo là một cái bánh cóc được ăn trước, khiếꦐn tôi tối cả mắt mà làm. Anh trai thì lỉnh việc giỏi lắm, chỉ lo mỗi chuyện cắt lấy cành đào ngoài vườn, đốt gốc, cắm vào cái chai, sau đó "hắn" chúi mũi cuộn pháo. Bao nhiêu giấy lộn và sách vở tôi học xong, anh ấy tịch thu sạch, lủi vào một xó xỉnh, hì hụi cuộn pháo. Nếu tôi xớ rớ bước vào xem, thể nào cũng bị quát: "Biến".
Anh cuộn pháo rất giỏi, chả quả nào qua tay anh mà tịt ngòi cả. Quả nào cũng nổ giòn tan, nghe thật sướng tai, xác pháo thì bay la lả, vụn như hoa giấy trong sân. Thích nhất là lúc anh quăng quả pháo cối ra sân. Đoàng! cả nhà nín thở còn hàng xóm một phen điếc tai, đám choai choai nể anh vì thế!. Nhưng tôi thích nhất vẫn là cảm giác được ngồi quây quần với cả nhà trong gian bếp chật chội đầy khói của củi và vỏ trấu, bên nồi bánh chưng sôi sình sịch. Anh e🔯m tôi chơi bài tiến lên, ai thua phải bỏ tiền, tiền đó tôi giữ và cuối hội thế nào cũng có một cuộc ăn vặt rôm rả. Chưa bao giờ tôi hạnh phúc hơn thế, cả gian bếp ngập tràn tiếng cười, tiếng cười mà kể từ khi mẹ tôi ra đi đã mang theo nó xuống mộ tuyền, thì đến lúc ấy mới như được trả lại và tôi thấy tuổi thơ mình đẹp biết bao nhiêu!.
Mùng một Tết, bố và các chị tôi dậy từ sớm. Họ chuẩn bị mâm cúng ông bà. Trên trang thờ từnꦇg vòng khói nhang trầm rỉ rả cháy. Bố bưng mâm cơm với đủ giò thủ, giò lụa, thịt đông, miến lòng gà, su hào xào, bánh chưng xanh, dưa hành, muối ớt... Ông lầm rầm khấn vái, chúng tôi thì im thin thít. Tất cả vỡ òa khi xong thủ tục, ông quay lại móc túi áo mớ tiền lì xì. Tôi bao giờ cũng được đồng tiền to nhất. Và tôi biết bắt đầu từ lúc này tôi sẽ bộn thu.
Nào là các cô, dì, chú, bác ở nơi khác tới... phải đợi mồng hai mới dám chạy qua nhà♌ các bạn. Bố dặn vậy, bởi ông nghĩ hàng xóm họ kiêng người xông đất. Chúng tôi ngồi bệt xuống dưới chân đống rơm, lôi tất tần tật tiền mừng tuổi của mình ra đọ. Đứa nào nhiều hơn, tất mặt rạng rỡ và "kênh" lắm, sau cùng thì mua bóng bay và quế. Cả bọn tụm năm tụm ba thổi bóng đến ù tai, miệng lem nhem phẩm màu, rồi chọp chẹp nhai quế, vị quế thơm lừng, xộc cay sống mũi, thật đã, rồi thì tất tả chạy về, biết đâu lại có một vị khách nữa vừa ghé n☂hà chúc Tết, mà mình bỏ lỡ mất món lì xì?.
Tôi sợ nhất là ngày mồng ba Tết. Ngày ấy, vừa tiếc, vừa buồn. Tiếc vì sao mấy ngày Tết trôi qua nhanh thế, buồn vì hết ngày đó tôi đụng phải bộ mặt như hung thần của anh trai. Tiễn chân ông bà. Bố rinh vàng mã, giấy tiền ra đốt, sau đó c♋ả nhà ngồi ăn với nhau mâm cơm tươm tất cuối cùng. Bố như khỏe ra, còn lòng tôi thì lo phấp phỏng. Xong cơm, tôi lẩn anh trai như trạch, nhưng là tôi lẩn anh ấy chứ anh ấy có lẩn tôi đâu nên kiểu gì tôi cũng bị anh tóm gọn. Và tôi dở khóc dở mếu móc túi "nộp" tiền. Không "nộp" không xong, kiểu gì cũng bị anh khoe bố, tôi bị toàn điểm thấp trong vở mà anh đem cuộn pháo Tết.
Việc ấy làm tôi cảm thấy đau khổ, tuy vậy nhưng tôi lại rất thích Tết, tôi ước gì ngày nào cũn♔g là Tết. Thế đấy!.
Từ ngày 15/1 đến hết 1/3, độc giả VnExpress có thể tham gia cuộc thi "Tết và tuổi thơ" để chia sẻ những cảm xúc, kỷ niệm ngày Tết bé thơ đầm ấm bên gia đình. Độc giả bấm vào đây để tham gia. |
yenkhanh28