Dừa với 95% là nước, có hàm lượng calo thấp, nhiều vitamin và khoán♒g chất, chất điện giải tự nhiên giúp giảm tình trạng mất nước. Một cốc (240 ml) nước dừa không đường cung cấp 45 lượng calo, 1,7 gram chất đạm, 0,5 gram chất béo, 9 gram carbohydrate, 2,6 gram chất xơ, 6 gram đường; 5% lượng canxi, 17% lượng kali và 10% lượng natri trong giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV). Với những người thiếu các khoáng chất như kali, natri, canxi, magie, nước dừa có thể là lựa chọn lành mạnh.
Cung cấp nước giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt
Nước dừa là thức uống giải khát rất tốt khi nắng nóng, cải💧 thiện quá trình hydrat hóa để bổ sung nước cho các cơ quan trong cơ thể. Bởi uống đủ nước mỗi ngày sẽ tăng mức năng lượng, hỗ trợ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơ🎉n. Người thường xuyên bị táo bón có thể uống nước dừa vì nó còn có tác dụng nhuận tràng.
Nếu bạn đang bị trào ngược axit thì nước dừa có thể giúp cải thiện tình trạng vì nó có tính kiềm, góp phần giúp cân bằng độ pH trong cơ thể. Kali, nꦰatri, magiê và canxi trong dừa còn hoạt động như chất điện giải, giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng cho cơ thể. Nó còn có khả năng đào thải l🙈ượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Vì vậy, thức uống này rất tốt để giải độc, giảm cân và có ích cho những người có vấn đề về giữ nước.
Khó tiêu dẫn đến khó chịu ở dạ dày, nhất là ở người có niêm mạc dạ dày bị viêm. Đường và nước từ thức ăn không được hấp thụ bởi niêm mạc dạ dày bị viêm và điều này làm mất các khoáng chất như magiê, kali và natri. Nước dừa cung cấp kali và các vitamin, khoáng chất có lợi cho những đối tượng này. Chất 🌟tannin có trong loại thức uống giải khát này cũng có khả năng giảm viêm. Nước dừa ít gây buồn nôn hay khó chịu ở dạ dày và dễ uống trong quá trình bù nước.
Bù nước, chất điện giải khi bị tiêu chảy
Nhiều người uống nước dừa khi họ bị tiêu chảy hoặc có các tình trạng khác dẫn đến mất nước. Theo tờ Healthline (Mỹ), nước dừa là lựa chọn 🗹tốt cho người bị tiêu chảy, cảm cúm. Bởi tiêu chảy khiến cơ thể mất nước và điện giải đáng kể.
Tuy nhiên, nước dừa cũng có thể góp phꦇần gây tiêu chảy trong một số trường hợp do uống quá nhiều gây thừa kali, natri phosphat. Nó chứa nhiều oligosaccharide, những carbohydrate chuỗi ngắn có thể hút nước vào ruột, chất tạo ngọt (nếu có thêm vào) có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy ở một số người.
Mọi người nên lưu ý uống nước dừa với liều lượng vừa phải, hạn chế các loại có bổ sung thêm nhiều đườn🐻g. Uống lượng phù hợp nước dừa cũng tránh mất cân bằng điện giải cho cơ thể. Nước dừa có ít đường ꦉhơn nhiều đồ uống thể thao và một số loại nước trái cây nên có lợi cho người cần hạn chế đường.
Tuy nhiên theo tờ Web MD (Mỹ), không có hướng dẫn cụ thể nào về lượng nước dừa nên tiêu thụ mỗi ngày cho người khỏe mạnh. Một số người có thể uống nó thường ꧒xuyên 1-2 cốc mỗi ngày, trong khi những người khác chỉ uống một c🏅ốc sau khi chạy bộ thay vì đồ uống thể thao.
Kim Uyên
(Theo Healthline, Medical News Today, Web MD)