Trả lời:
Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chíꦏnh của bệnh tim mạch. Người có chỉ số🍰 huyết áp từ 135/85 mmHg trở lên có nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ cao gấp đôi người có mức huyết áp bình thường.
Chế độ ăn nhiều muối góp phần tăng huyết áp. Các chuyên gia 🦩cảnh báo dung nạp quá nhiều thức uống có đường cũng làm tăng nguy cơ này. Cụ thể, những người uống một lon nước ngọt hoặc nước൩ ép có đường mỗi ngày có chỉ số huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương cao hơn lần lượt là 1,6 mmHg, 0,8 mmHg.
Glucose có nhiều trong mật ong, trái cây sấy khô, chuối, mít, xoài... Fructose là chất tạo ngọt trong nước trái cây đóng hộp, nước ngọt có gas... Đây là hai dạng cơ bản nhất của đường. Trong khi glucose được tế bào chuyển hóa thành năng lượng để sử dụng thì fructose chỉ được chuyển hóa tại gan. Khi nạp nhiều thực phẩm chứa fructose, lượng fructose bị dư thừa, được gan chuyển thành chất béo dự trữ. Từ đó chúng làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, bệnh tim mạch, ung thư.
Ngoài đường, một số loại nước có gas như nước tăng lực, nước ép đóng hộp còn chứa chất kích thích như caffein, chất chống oxy hóa. Caffein là thủ phạm làm tăng huyết áp đột ngột. Chất tổng hợp như aspartame và saccharin trong n♔ước ngọt cũng ảnh hưởng đến cân bằng nước và điện giữa tế bào trong cơ thể, khiến huyết áp tăng cao.
Chất xơ giúp hấp thụ nước vào cơ thể. Khi bạn uống nước ngọt không có chất xơ, cơ thể khôn💮g thể hấp thụ nước một cách hiệu quả, dẫn đến . Dùng quá nhiều thức uống có đường còn dễ gây béo phì, một yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim mạch.
Với những tác hại kể trên, Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị nữ giớ🅷i không nên dùng quá 25 g (6 thìa cà phê) đư🤡ờng mỗi ngày, con số này ở nam giới là 36 g (9 thìa cà phê đường).
Bạn có thể uống nước ngọt, trà sữa và các loại thức uống có đường nhưng cần hạn chế, không quá ba lon 355 ml mỗi tuần. Nếu bạn uống nước có đường thì cần giảm ăn các thực phẩm nhiều đưꦿờng như bánh ngọt, kem, chè, trái câ♍y...
Nếu bạn đã được chẩn đoán tăng huyết áp thì không nên uống nước ngọt và các thức uống chứa nhiều đường. Uống nước lọc, nước ép trái cây tự n𝔉hiên không đường, thức uống ít calo để đảm bảo cung cấp đủ chất lỏng cho cơ thể.
ThS.BS.CKII Huỳnh Thanh Kiều
Trưởng khoa Nội Tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp |