Hệ tiêu hóa gồm nhiều cơ quan. Mỗi cơ quan đều có vai trò đảm bảo các chất dinh dưỡng trong thức ăn được♋ tiêu hóa, hấp⛎ thụ và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Rượu bia ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa, nhất là thực quản, dạ dày, gan và ruột già.
Bác sĩ, Tiến sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết, rượu không được xử lý như các chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn để loại bỏ rượu bia khỏi cơ thể. Các đồ uống có cồn này được hấp thụ trực tiếp vào máu qua ni🐻êm mạc dạ dà🔯y và ruột non; được chuyển hóa thành hóa chất độc hại acetaldehyde, quá trình này chủ yếu xảy ra ở gan.
Viêm loét, ung thư thực quản
Thực quản là một ống dài từ miệng đến dạ dày. Uống nhiều rượu bia là✅ yếu tố nguy cơ gây ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các đợt ợ nóng và trào ngược. Rượu làm giãn vòng cơ ở đáy thực quản, khiến axit trào ngược vào thực quản. Rượu bia còn kích ứng niêm mạc thực quản gây sưng và viêm. Uống nhiều thức uống có cồn khiến các triệu chứng nghiêm trọng, vết loét tiến triển gây đau khi nuốt, nôn mửa và chảy máu.
Ung thư đại trực tràng
Uống nhiều bia rượu còn làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Theo Tiến sĩ Khanh, so với những người không uống rượu hoặc thỉnh thoảng uống rượu, những người uống vừa phải và nhiều (trên 4 đơn vị rượu tiêu chuẩn, tương đương trên 4 lon bia mỗi ngày) có nguy c🎐ơ cao hơn. Những người uống rượu vừa phải có nguy cơ gia tăng 21% và những người nghiện rượu có nguy cơ gia tăng 52%.
Các bệnh về gan
Gan lọc máu từ đường tiêu hóa và có vai trò chính là loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Cơ quan này cũng phân giải rượu bia d💖ẫn đến việc chuyển rượu♏ thành acetaldehyde, một chất độc làm viêm nhiễm trong gan. Quá trình này gây nhiều tác hại ở gan, tiêu biểu như tăng sản xuất chất béo dẫn đến gan nhiễm mỡ. Các sản phẩm phụ độc hại được tạo ra khi do thức uống có cồn chuyển hóa, tạo thành acetaldehyde có thể gây tổn thương tế bào và mô, bao gồm cả tổn thương DNA.
Những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ do rượu thường không có triệu chứng, nhưng theo thời gian, bệnh có thể dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư gan. Thay đổi lối sống như giảm hoặc bỏ uống rượu bia, ăn uống lành mạnh, tăng cường hoạt động thể chất giúp giảm 𝐆lượng mỡ trong gan và cải thiện sức khỏe của gan.
Viêm tuyến tụy
Sử dụng nhiều đồ có cồn có thể làm hỏng tuyến tụy. Tuyến tụy chuyển hóa rượu bia thành các chất độc hại làm hỏng ống dẫn tụy. Các enzyme thường được giải phóng vào đường tiêu hóa và tích tụ trong tụy gây viêm tụy. Viêm tụy do rượu bia thường gặp nh💧ất ở những người uống từ 4-5 ly rượu mỗi ngày trong hơn 5 năm. Những người uống nhiều rượu và hút thuốc có nguy cơ mắc viêm tụy c⛄ấp cao gấp 4 lần.
Uống quá nhiều là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây viêm tụy cấp tính và mạn tính. Càng uống nhiều rượu bia, nguy cơ mắc bệnh viêm tụy cấp càng cao. Ngu🌸y cơ ung thư tuyến tụy cũng có thể tăng lên khi uống quá nhiều.
Theo cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, rượu bia và chất chuyển hóa acetaldehyde được phân loại là chấওt gây ung thư nhóm một (tác nhân gây ung thư). Tiến sĩ Khanh giải thích, đây là mức đánh giá chất gây ung thư cao nhất, ngang với khói thuốc lá và amiang. Uống rượu bia là yếu tố nguy cơ gây ung thư hệ tiêu hóa như miệng, hầu họng, thực quản, đại trực tràng, tụy và gan. Nguy cơ phát triển các bệnh ung thư do rượu gây🐟 ra tăng theo lượng rượu tiêu thụ.
Lục Bảo