Một nghiên cứu gần đây của trường Đại học Louisville (Mỹ) cho thấy uống nhiều rượu giảm khả năng thụ thai ở tất cả thời điểm trong chu kỳ kin🐻h nguy🔯ệt.
400 phụ nữ tham gia trong 19 tháng uống khoảng 3-6 ly rượu mỗi tuần, trong giai đoạn hoàng thể (n🔯ửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, sau k꧑hi rụng trứng), cơ hội thụ thai giảm 44% so với người không uống.
Tuy𝓡 nhiên, trong giai đoạn nang trứng (nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, trước khi rụng trứng) và trong thời kỳ rụng trứng, chỉ uống nhiều rượu nặng mới giảm cơ h✨ội thụ thai. Dùng rượu nhẹ và vừa phải giai đoạn này không ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai so với người không uống.
Nghiên cứu chỉ ra rằng uống rượu có liên quan đến sự gia tăng nồng độ estrogen, hormone kích thích nang trứng (FSH) và hormone lu🐼teinising (LH), ༺làm giảm mức progesterone. Sự thay đổi những hormone giới tính này làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt và khả năng rụng trứng. Nồng độ estrogen cao cũng có thể giảm cơ hội phôi làm tổ trong tử cung.
Nếu phụ nữ đang cố gắng thụ thai, trong hai tuần đầu tiên của chu kỳ, có thể thưởng thức một ly rượu vang trong bữa tối. Trong hai tuần cuối củ🌳a chu kỳ, tốt nhất nên tránh xa rượu.
Nhóm nhà khoa học Trung Quốc thực hiện nghiên cứu về mức tiêu thụ caffeine, rượu ở những người điều trị sinh sản vào năm 2002. Gần 27.000 người thực hiện thụ tinh ống nghiệm (IVF) và tiêm tinh t𒉰rùng vào bào𓄧 tương trứng (ICSI) tham gia.
Kết quả cho thấy caffeine không ảnh hưởng đến khả nă⛄ng mang thai hoặc sinh con của phụ nữ khi điều trị sinh sản. Tu𝓰y nhiên, những người uống khoảng 7 ly rượu có khả năng mang thai thấp hơn 7% so với người không uống rượu. Nam giới uống rượu cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của IVF, ICSI.
Tiến sĩ Brindha Bava♒n, Bệnh viện Nhi đồng Stanford (Mỹ) giải thích rượu có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, cản trở khả năng cấy phôi thai vào tử cung khi thụ tinh ống nghiệm. Thức uống có cồn này cũng có thể gây ra stress oxy hóa khắp cơ thể, ảnh hưởng đến chất lượng trứng.
Theo ông Bavan,✱ các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra nam giới uống nhiều rượu có liên qua🌠n đến rối loạn cương dương, giảm chất lượng tinh trùng, thay đổi di truyền trong tinh trùng.
Theo tiến sĩ Marcy F. Maguire, Hiệp hội Y hꦚọc Sinh sản ở New Jersey, Mỹ, nên uống ít rượu khoảng 1-2 ly mỗi tuần, vừa phải là 3-13 ly mỗi tuần. Không nên uống từ 14 ly trở lên mỗi tuần.
Các nhà nghiên cứu cho rằng cần nhiều nghiên cứu sâu hơn, lượng người lớn hơn để theo dõi༺ thói quen uống rượu trước và trong khi điều trị sinh sản. Cần xác định rõ nguồn gốc rượu và caffeine, tìm hiểu các chất chuyển hóa của chúng trong máu để đánh giá chính xác hơn tác động tới khả năng sinh sản.
Anh Ngọc (Theo Healthline, Medical News Today)
Độc giả thắc mắc về vô sinh hiếm muộn có thể đặt câu hỏi tại đây để bác sĩ giải đáp.