'Có rất nhiều thứ phi chuyên môn ở V-League' - nhận định của HLV Hoàng Anh Tuấn về giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam nhận được nhiều sự đồng tình từ phía người hâm mộ. Độc giả Họa Nguyễn Đức cho rằng: ཧ"Dù muốn hay không, chúng ta cũng phải chấp nhận rằng V-League chỉ là một giải đấu nghiệp dư. Các CLB thích thì chơi, không thích lại dọa bỏ. Tính cạnh tranh rất thấp và chuyên môn cũng không cao. Các CLB cũng không thể tự sống nếu thiếu một ông bầu hoặc một doanh nghiệp nuôi. Đó là một sự thật đáng buồn".
Cùng chung quan điểm, bạn độc Đỗ Anh Tuấn phân tích rõ hơn: 💃"Thật nực cười khi một giải chuyên nghiệp mà không tạo ra được doanh thu, không có nhà tài trợ là không còn đường sống. Điều đó đi ngược với bóng đá thế giới. Đội bóng nào trên thế giới mà không có ông bầu? Nhưng ông bầu đến đội bóng với mục đích gì? Có phải chỉ để nuôi không đội bóng hay là cách để kiếm lợi nhuận, để PR tên tuổi, phục vụ cho kinh doanh, xem đội bóng là một doanh nghiệp để kinh doanh không? Đó là mới là bóng đá chuyên nghiệp.
𓂃Các đội bóng làm gì, BTC đã làm được những gì để kéo khán giả đến sân xem mỗi trận đấu? Hãy xem lại công tác tổ chức của V-League trước khi nói tới khán giả. Tại sao trước kia, cụ thể là thời của những Thể Công, Cảng Sài Gòn, Công An Hà Nội (thế hệ của Hồng Sơn, Huỳnh Đức...), trận nào cũng đông khán giả đến chật kín sân? Sau 10 năm lên chuyên nghiệp, các khán đài giờ đây vắng tanh, chỉ được vài trận cầu tâm điểm còn có khoảng hơn 10.000 khán giả.
﷽Hiện nay, hình ảnh khán giả kín sân chủ yếu đến từ cấp độ đội tuyển quốc gia và lứa U. Điều đó cho thấy khán giả sẵn sàng bỏ tiền triệu để vào sân xem nhưng đổi lại họ cần biết mình sẽ nhận được gì? V-League mang lại gì, điều đó khán giả, VFF và các CLB cũng thừa biết. Nói thẳng ra, chỉ có biến sân chơi V-League thành nơi cạnh tranh sòng phẳng, chỉ có bóng đá sạch, không tiêu cực, trọng tài chuẩn... như vậy mới có thể kéo khán giả tới sân".
>> 🅘'Bóng đá khó chuyên nghiệp khi ông bầu thay việc huấn luyện viên'
Trong khi đó, nhìn nhận từ góc độ của người hâm mộ, độc giả Kien.imnex cho rằng khán giả cũng cần thay đổi và đồng hành để chuyên nghiệp hóa V-League: ꦑ"Khi tôi xem một chương trình truyền hình, một cổ động viên nước ngoài có nói về thực trạng bóng đá như sau: 'Ở đất nước chúng tôi, khán giả hâm mộ các CLB ở địa phương trước hết rồi mới tới đội tuyển quốc gia". Còn ở Việt Nam thì ngược lại. Tôi cho rằng cổ động viên Việt nên yêu mến CLB địa phương trước, từ đó mới có thể đóng góp thiết thực tới tài chính của các đội bóng, tạo ra nhiều giá trị cho CLB mạnh lên. Khi đó, tự khắc đội tuyển quốc gia cũng mạnh lên".
Nhấn mạnh V-League cần có một cuộc cải tổ toàn diện và triệt để hơn nữa nếu muốn thực sự chuyên nghiệp như tên gọi, bạn đọc Danh Vo đánh giá: 😼"Bóng đá hiện đại đòi hỏi phải chuyên nghiệp mới có thể duy trì đẳng cấp. Không thể phủ nhận cách làm bóng đá tại Việt Nam đã có nhiều cải tiến và chịu khó học hỏi. Nhưng chừng ấy vẫn là chưa đủ. Tầm của bóng đá Việt vẫn chỉ ở mức bán chuyên nghiệp thôi. Do cơ chế quản lý còn máy móc, thụ động nên những người có tài, có tâm không phát huy hết được khả năng, từ đó họ chán nản, buông xuôi. Một con chim én không thể làm nên mùa xuân. Chúng ta phải cải tổ triệt để bộ máy quản lý, cách tổ chức cần chuyên nghiệp từ cấp CLB đến đội tuyển quốc gia. Bởi đội tuyển có chuyên nghiệp mấy nhưng khi trả cầu thủ về CLB nghiệp dư thì cũng bằng không. Hãy cải tổ từ nền móng, đến thượng tầng".
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.