Trả lời:
Màng nhĩ là lớp màng mỏng ngăn cách tai ngoài và tai giữa, giúp dẫn truyền âm🍌 thanh. Lớp màng mỏng này có thể bị thủng hoặc rách do nhiều nguyên nhân như dị vật, chấn thương vật lý, chấn thương áp suất... Người bị thủng màng nhĩ thường gặp các triệu chứng gồm đau tai, tai chảy dịch nhầy hoặc mủ, suy giảm thính lực, mất thính lực, ù tai, chóng mặt, buồn nôn...
Trong một số trường hợp, màng nhĩ bị thủng có thể tự ♐lành mà không cần điều trị hoặc chỉ điều trị nội khoa. Nếu thủng màng nhĩ nặng, người bệnh phải phẫu thuật vá màng nhĩ để ngăn ngừa các biến chứng như mất thính lực hoàn toàn, viêm tai giữa thủng nhĩ mạn tính, viêm tai xương chũm.
Phẫu thuật vá nhĩ nhằm làm kín màng nhĩ, tránh nhiễm trùng tai giữa kéo dài và nghe kém ngày càng nặng. Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp vết rách, thủng trên màng nhĩ không lành lại theo thời gian, lỗ thủng màng nhĩ gây nhiễm trùng, ứ dịch, suy giảm hoặc mất thính lực. Bác sĩ phẫu thuật sau khi người bệnh điều trị xong tình trạng nhiễm trùng. Người bệnh bị viêm tai xương chũm nặng, có hiện tượng hủy xương trong tai nghi ngờ do bệnh cꦜholesteatoma không được phẫu thuật vá nhĩ.
Bác sĩ thường vá nhĩ từng bên. Tai bên nào nặng hơn được ưu tiên mổ trước. Khi vết mổ lành hẳn, bác sĩ sẽ vá bên còn lại. Phẫu thuật nội soi vá nhĩ tại Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM có sự hỗ trợ của kính vi phẫu và hệ thống máy nội soi Ka🍃rl-Storz (Đức🌄).
Đầu tiên, bác sĩ cắt phần rìa lỗ thủng, làm sạch những mô viêm trên màng nhĩ và tai giữa, tiếp đó chuẩn bị một mảnh vá là lớp cân cơ sau tai (lớp vỏ bao của cơ) của người bệnh. Bác sĩ đặt mảnh vá sát dưới lỗ thủng, cố định bằng thuốc tự tan trong hòm nhĩ và ống tai.
Sau phẫu thuật, người bệnh cần dán băng nhỏ sau tai, một tuần sau được cắt chỉ, bỏ băng. Tꦯhời gian hồi phục hoàn toàn khoảng 3🧸-4 tuần. Thời gian này, người bệnh cần tránh xì mũi mạnh, giữ tai khô ráo, không đi máy bay, kiêng bơi lội.
Không phải lúc nào cũng phải phẫu thuật vá nhĩ. Bác sĩ lựa chọn phương pháp phụ thuộc vào mức độ, thời gian mắc bệnh và tình trạng hiện tại của người bệnh. Bạn nên 🙈đến bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng để bác sĩ xem xét các triệu chứng, nội soi tai mũi họng, đo thínhꩲ lực và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết, từ đó điều trị phù hợp.
ThS.BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng.
Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Trung tâm Tai Mũi Họng
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng tại đây để bác sĩ giải đáp |