Xếp hàng, nằm, ngồi vạ vật, có người mệt mỏi vì chờ đợi nên mang áo mưa trải dưới đất nằm ngủ qua đêm đến sáng. Đó là những hình ảnh không còn quá xa lạ trước trụ sở Bảo hiểm xã hội các địa phương. Những tháng vừa qua, sản xuất của nhiều doanh nghiệp giảm sút do tác động của tình hình thế giới. Từ giữa năm đến nay, có khoảng 472.000 công nhân bị ảnh hưởng, trong đó 41.500 người mất việc, gây lo ngại về làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần có thể gia tăng.
Trực tiếp trải qua cảm giác mệt mỏi khi đến làm thủ tục rút BHXH một lần, độc giả Hoanghuyentrang chia sẻ: "Bảo hiểm là tiền mình nộp vào, mà đến khi rút lại khó hơn lên trời. Trụ sở 8h mới làm việc, nhưng người dân phải xếp hàng từ tận 2-3h sáng may ra mới lấy được số thứ tự. Mỗi ngày, họ chỉ phát cho hơn 100 số. Chồng tôi mất tới ba ngày xếp hàng mới lấy được số. Vào được bên trong trụ sở thì phía BHXH trả lời rằng phải gộp sổ mới được làm thủ tục nhận bảo hiểm một lần.
Thật ra, chồng tôi vào nộp hồ sơ mới biết là có tới 3 sổ: một sổ là thời gian làm ở Sài Gòn, còn hai sổ kia là khi làm ở Bình Dương, Đồng Nai🐻 hồi năm 2012-2013 (mỗi sổ có 2-3 tháng đóng bảo hiểm, mà hồi đó nghỉ việc công ty không trả sổ bảo hiểm nên không 🅺biết có được đóng hay không?). Giờ chồng tôi xin làm đơn đồng ý hủy hai sổ cũ cũng không được, vẫn bắt phải gộp, vậy lấy sổ đâu mà gộp bây giờ?".
Nói về vấn để thủ tục rút BHXH một lần rườm rà, rắc rối, gây khó cho người lao động, bạn đọc Kim Thanh nhấn mạnh: "Vấn đề là bạn không được làm hồ sơ qua mạng, trong khi ứng dụng của BHXH chỉ để xem chứ không dùng được và thời điểm phải đúng một năm sau nghỉ việc mới được nhận trợ cấp. Trong khi đó, năm trước, vừa sau dịch, người lao động đã nghỉ việc về quê cả năm, nay không tìm được việc nên buộc phải rút BHXH để về quê. Còn một vấn đề nữa là thủ tục rút quá rườm rà, nhân viên giải quyết hồ sơ rất chậm nên mới có tình trạng ùn ứ, mệt mỏi thế này"🎃.
Cùng chung nỗi bức xúc về việc chậm trễ trong giải quyết thủ tục rút BHXH, độc giả Vietdao cho rằng: "Thật khó hiểu khi thời buổi này mà vẫn còn cảnh để người dân khổ sở khi hoàn thành thủ tục vốn được coi là mang lại phúc lợi cho người lao động. Tiền đóng vào hàng tháng đều đều, doanh nghiệp nợ đóng BHXH nhưng ngành bảo hiểm cũng không có trách nhiệm đòi lại quyền lợi cho người lao động, đến khi họ muốn rút ra thì khó trăm bề. Thử hỏi s📖ao người dân lại không thấy mꦡặn mà với việc đóng bảo hiểm?".
Khẳng định việc thay đổi cơ chế làm việc, rút ngắn thủ tục giải quyết bảo hiểm cho người lao động là nhiệm vụ không thể chậm trễ, bạn đọc Tran Minh Giang bình luận: "Không bàn đến chuyện đúng - sai khi rút BHXH một lần, nhưng thiết nghĩ mọi số liệu đều đã được cơ quan BHXH nắm trên hệ thống rồi, rất cần thiết số hóa và chuyển toàn bộ thủ tục rút hoặc lãnh BHXH, bảo hiểm thất nghiệp lên hệ thống dịch vụ công. Thực tế, số người rút BHXH một lần còn ít hơn nhiều số người lãnh Bảo hiểm thất nghiệp, mà đã đ✨ông và ùn ứ như thế này, trong khi việc đến cơ quan bảo hiểm cũng chỉ là điền lại giấy tờ, hoàn toàn có thể nộp online được mà sao không làm?".
"Đành rành không ít người đi rút BHXH một lần vì họ không còn nhu cầu đợi đủ nhận lương hưu, nhưng cũng không ít người đi nhận một cục vì đó là cứu cánh cuối của họ trong lúc này. Tại sao BHXH lại không tìm cách sắp xếp để người lao động tránh khỏi cảnh thức dậy sớm đi xếp hàng như thế này?, độc giả NhanVN Le nói thêm.
Làm gì để giảm bớt khó khăn cho người dân khi đi rút BHXH? Độc giả Vnanh góp ý: " Thiết nghĩ, cần có cơ chế chính sách hợp lý hơn cho loại hình này. Khi mà thời đại công nghệ 4.0 đã qua được gần 10 năm rồi mà BHXH vẫn để người dân phải khổ sở chờ đợi như vậy thì thật là quá sức tưởng tượng.
Số liệu đã có hết trên hệ thống, đều có thể cập nhật được, vậy mà sao không để người lao động về tại địa phương họ sinh sống làm thủ tục nhận BHXH ở đó, vừa giảm áp lực cho BHXH TP HCM, lại vừa đỡ mất công người dân phải chầu trực. Tôi cảm thấy họ thật đáng thương vì trong lúc khó khăn chồng chất: không có vi𝓡ệc làm, không có thu nhập... mà tiền mồ hôi công sức của mình bỏ ra đóng BHXH lại phải chờ đợi mỏi mòn để nhận về".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.