Bà trưng bày gần 30 tác phẩm, chủ yếu về đề tài phong cảnh - kiến trú✤c theo thể loại sơn dầu, sơn mài. Nét đẹp di tích, thắng cảnh dọc đất nước, từ mái ngói phố cổ Hà Nội, nhà lớp ngói mũi hài của miền 🃏Trung đến trảng nước phủ lau sậy, rặng dừa lá dài chấm đất ở miền Tây được tái hiện.
Văn Dương Thành kết hợp chất liệu đa dạng để sáng tác. Chẳng hạn, với bức Ánh trăng trên biển - khắc họa vẻ đẹp ghềnh đá Dĩa (Phú Yên), bà dùng kỹ thuật vẽ chồng màu để biểu hiện độ sâu của mặt nước, hay những làn sóng xô bờ, văng lên các tảng đá. Với Yên Phụ - bức mô tả những ngôi nhà ở phố Yên Phụ (quận Tây Hồ, Hà Nội), bà dùng các mảng màu đối lập - nâu đất của mái ngói và xanh, trắng của mảng tường rêu trên nền tranh sơn mài. Bức Hồ Tây lại là cuộc chơi của những mảng màu theo phong cách trừu tượng, được họa sĩ kết hợp sơn dầu và acrylic trên mặt vải toan. Bức Đàn hạc hạnh phúc là hình ả🀅nh gia đình sếu cổ đỏ, hồng hạc sum vầy, cất cánh trên đồng n💞ước mênh mông.
Văn Dương Thành cho biết có nguồn cảm hứng dạt dào với đề tài kiến trúc, cảnh sắc quê hương. Trở lại Sài Gòn sau 10 năm định cư ở Thụy Điển, bà tìm đến Thảo Cầm Viên, ôn lại tuổi thơ khi cùng bố mẹ sống ở thành phố. Ngắm mái vòm cong của Bảo tàng Lịch sử TP HCM, bà🥂 nhớ về cố học giả Vương Hồng Sển cùng quãng thời gian trao đổi thư từ với ông. Bà nói: "Với tôi, kiến trúc là kho sử, nhật ký. Tôi luôn háo hức ghi lại nét cụ thể của kiến trúc từng vùng miền đi qua, như một cách ghi lại dòng chảy cuộc đời của bao người sinh ra, lớn lên và rời xa".
Nữ họa sĩ còn giới thiệu nhiều tác phẩm về danh họa, nhạc sĩ lừng lẫy của Việt Nam. Bà dành nhiều góc trưng bày tranh về Bùi Xuân Phái - người bà ngưỡng mộ từ lúc mới vào nghề. Khi còn học ở trường Mỹ thuật, bà thường sưu tầm những ký họa của Bùi Xuân Phái trên các báo. Năm 17 tuổi, bà được gặp ông khi anh ﷺtrai dẫn tới nhà một người bạn chơi. Sau này, bà luôn gọi ông là thầy vì kính trọn🌞g tài năng của danh họa và học hỏi từ ông nhiều điều.
Văn Dương Thành lớn lên ở Hà Nội, học 12 năm tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Năm 1980 - 1987, bà nghiên cứu văn hóa tại Bộ Văn hóa. Từ đó đến nay, bà sáng tác, dạy hội họa trong nước và Thụy Điển. Bà là họa sĩ trẻ nhất Việt Nam có tranh trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - lúc 20 tuổi. Nhiều tác phẩm của bà được đưa vào bộ sưu tập của các bảo tàng nghệ thuật quốc gia ở Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Singapore, Ba Lan... Năm 2019, tác phẩm vẽ tranh trên khăn lụa của bà được chọn làm ꧙quà tặng Công chúa kế vị Vương Quốc Thụy Điển nhân✨ chuyến thăm Việt Nam. Đến nay, bà vẽ hơn 1.800 bức tranh, có 90 cuộc triển lãm cá nhân trong và ngoài nước.
Tam Kỳ