BS.CKI Lê Anh Khánh, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, cho biết đau vẹo cổ khi ngủ dậy là một vấn đề thường gặp, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động của người bệnh. 𝓰Tình trạng này có thể xảy ra do nằm ngủ không đúng tư thế hoặc sử dụng gối, nệm không phù hợp. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm: thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, chấn thương...
Ở những tr💎ường hợp đau nhẹ và trung bình, người bệnh có thể cải thiện cơn đau bằng các phương pháp như.
Massage vùng cổ
Các động tác massage sẽ tác động trực tiếp lên cơ và mô ở vùng cổ, giúp quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi hơn. Nhờ vào khả năng giảm đau mỏi nhanh chóng, massage vùng cổ thường đ❀ược bác sĩ chỉ định thực hiện song song với một số phương pháp điều trị khác. Đồng thời, người bệnh cũng cần nghỉ ngơi, thư giãn từ 1-3 ngày và tránh hoàn toàn các công việc vất vả, không tập thể dục như chạy bộ, đi bộ đường dài, chơi quần vợt...
Thực hiện các bài tập kéo giãn cơ cổ
Khi ⛎được thực hiện đúng cách, các động tác này sẽ giúp kéo giãn cơ một cách nhẹ nhàng, làm giảm hiện tượng căng cơ cổ. Một số bài tập được khuyến khích cho người bị vẹo cổ như: gập cổ, xoay cổ, kéo giãn cơ cổ 2 bên... Người bệnh nên thực hiện từ 3 - 5 lần/ngày.
Chườm nóng và lạnh
Đối với tình trạng đau cổ sau khi ngủ dậy, người bệnh có thể giảm viêm đau bằng cách chườm túi đá lạnh vài lần trong ngày, mỗi lần không quá 20 phút. Ngoài ra, chườm nóng và lạnh xen kẽ cũng là một phương pháp hiệu quả. Sức nóng có tác dụng giảm đau nhức và căng cơ. Tương tự với chườm lạnh, người bệnh chỉ nên chườm nóng tối đa 20 phút/lần. Trường hợp người bị vẹo cổ đang mắc bệnh tiểu đường hoặc các vấn đề về tuần hoàn khác, thời gian cho mỗi lần chườm nóng, chườm lạnh tối đa là 10 phút.
Dùng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như thuốc chống viêm không steroid hoặc acetaminophen thường được ưu tiên chỉ định sử dụng đối với nhữn꧋g trường hợp đau vẹo cổ khi sau khi ngủ dậy.
Vẹo cổ sau khi ngủ dậy có thể khỏi nếu được chăm sóc tại nhà đúng cách. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm sau vài ngày hoặc cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên liên hệ sớm với bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý và đến bệnh viện nếu xuất hiện các triệu ch𒈔ứng như: Sốt, đau đầu, đau ngực và khó thở, xuất hiện khối u ở cổ, khó nuốt, có cảm giác tê hoặc ngứa ran ở tay chân, cơn đau có xu hướng lan xuống cánh tay hoặc chân, bàng quang hoặc ruột hoạt động bất thường...
Bác sĩ Anh Khánh chia sẻ thêm, vẹo cổ sau khi ngủ dậy là một tình trạng thường gặp và có thể dễ dàng phòng ngừa. Khi ngủ, người bệnh nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, tránh nằm sấp. Khi nằm nghiêng, hãy đặt một chiếc gối giữa hai chân để giữ cho cổ và cột sống luôn thẳng hàng. Tránh sử dụng gối quá cứng hoặc qu✨á mềm vì dễ khiến cơ cổ bị uốn cong, dẫn đến căng cơ vùng cổ. Sử dụng đệm có độ cứng vừa phải để nâng đỡ lưng và cổ.
Trong sinh hoạt hàng ngày, cần duy trì tư thế đúng kh𓂃i đi, đứng, ngồi, làm việc, dùng điện thoại, máy tính... Tránh khom vai và cúi cổ quá xa về phía trước. Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức mạnh cơ bắp, đặc biệt là cơ cổ, từ đó cải thiện tư thế, giảm căng thẳng và ngăn ngừa hiện tượng cứng cơ.
Phi Hồng