Ông Hùng, ở Gia Lai, bệnh tiểu đường từ năm 2019, uống thuốc điều trị một năm thì cảm thấy sức khỏe bình thường nên bỏ thuốc. Gần đây, ngón áp út chân phải sưng to, đau nhức, mưng mủ, ông uống kháng sinh, dùng thuốc sát khuẩn không bớt, hoại tử ngón phải cắt bỏ. Về nhà, ông ngâm chân vào nước muối để vết thương mau lành, một tuần sau chân bong tróc da, sưng phù,🌱 rỉ mủ.
Kết quả siêu âm tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM mạch máu ở cẳng chân bệnh nhân hẹp🃏, xơ vữa, đường huyết cao. Ngày 30/1, tiến sĩ, bác sĩ Trần Hữu Thanh Tùng, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, cho biết tình trạng diễn tiến xấu đi do người bệnh kiểm s🌸oát đường huyết và xử lý vết thương không tốt.
Người bệnh được truyền kháng sinh loại mạnh, cắt lọc các mô hoại tử, làm sạch vết thương kết hợp điều chỉnh thực đơn ăn uống để tránh tăng đường huyết quá mức. Sau hai tuần, ông hết đau nhức, vết thương lành lặn và xuất viện với lời khuyên ă𒁃n uống theo chế độ của người bệnh tiểu đường, uống thuốc đều đặn, tái khám thường xuyên.
Người bệnh tiểu đường không được bỏ hoặc tự điều chỉnh đơn thuốc, không tự ý điều trị vết thương, theo bác sĩ Tùng. Vi khuẩn xâm nhập vào vết xước, vết thương hở trên da có thể tăng tốc độ phát triển nhanh chóng do đường huyết cao dẫn đến gây viêm, nhiễm trùng, hoại tử, nhiễm trùng huyết...
Bác sĩ Tùng lưu ý người khỏe mạnh bình thường có thể ngâm chân vào nước ấm, nước muối. Tuy nhiên người bệnh tiểu đường không nên ngâm chân vào nước nóng, nước muối vì dễ bỏng chân, nồng độ muối trong nưꦡớc q♔uá cao ảnh hưởng xấu đến vết thương.
Người bệnh lâu năm kiểm soát đường huyết không tốt dễ bị tổn thương mạch 💜máu lớn, nhỏ, thần kinh, trong đó có mạch máu nuôi và thần kinh của chân. Khi có vết thương nhẹ, có thể sơ cứu bằng cách cầm máu, rửa sạch vết thương, sát trùng, băng bó, sau đó đến bệnh viện để điều trị sớm, phòng biến chứng.
Đinh Tiên
* Tên người bệnh đã được thay đổi
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiểu đường tại đây để bác sĩ giải đáp |