ꦏKết quả xét nghiệm máu tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM ghi nhận tình trạng phản ứng viêm đến 80 mg/L, trong khi bình thường dưới 5-10 mg/L.
💞Ngày 14/8, BS.CKI Võ Thị Minh Tuyền, khoa Nhi, cho biết bé bị viêm mô tế bào lòng bàn chân kèm tăng men gan, nghi ngờ nhiễm trùng máu. Viêm mô tế bào xảy ra khi da và các mô dưới da bị vi khuẩn tấn công, thường gặp nhất là Staphylococci và Streptococci, xâm nhập vào da qua vết trầy xước, vết đứt, vết nứt...
"Vết xước ở chân khiến vi khuẩn xâm nhập vào da khiến bé bị viêm mô tế bào🐲", bác sĩ Tuyền nói. Bệnh nhi được điều trị bằng kháng sinh, xuất viện sau ba ngày.
꧅Bệnh nhẹ chỉ cần làm sạch vết thương, dùng kháng sinh đường uống. Nếu phát hiện và điều trị muộn, ổ viêm lan rộng khắp bàn chân, lên tới cẳng chân, vi trùng sẽ đi vào máu và gây nhiễm trùng máu, tổn thương đa cơ quan như gan thận hoặc gây áp xe, mủ ở nhiều nơi. Trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân cần được phẫu thuật dẫn lưu mủ ổ viêm nếu vùng da viêm tạo áp xe đáp ứng điều trị kém.
♓Khi da có vết thương hở, nên rửa sạch vết thương, bôi thuốc sát trùng, băng lại để tránh nhiễm khuẩn. Nếu xuất hiện ổ viêm, không nên tự nặn hay đắp lá thuốc mà đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị. Viêm mô tế bào cần được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu, người bệnh không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
🎉 khuyến cáo phụ huynh chọn đồ chơi an toàn, phù hợp lứa tuổi của trẻ và hướng dẫn bé sắp xếp gọn gàng. Không nên cho trẻ chơi những loại dễ gãy, vỡ, tránh bị thương.
Đình Lâm