Trả lời:
Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, mỗi năm thế giới có hơn 2 triệu người được chẩn đoán mắc ung thư p𝕴hổi, trong đó, hầu hết đều có tiền sử hút thuốc lá. Tuy nhiên có đến 10-20% người mắc ung thư phổi chưa bao giờ hú🌜t thuốc, thường là phụ nữ và ở độ tuổi sớm hơn so với người mắc ung thư phổi có hút thuốc. Tại Mỹ, có đến 20% số người chết vì căn bệnh này chưa bao giờ hút thuốc hoặc sử dụng bất kỳ loại thuốc lá nào.
Dù hút thuốc là nguyên nhân số một gây ung thư phổi, vẫn có những yếu tố nguy cơ khác 🐭như tiếp xúc với khói thuốc của người khác (hút thuốc thụ động), ô nhiễm không khí, nhiễm radon, amiăng, tiền sử gia đình mắc ung thư phổi. Trong đó, hút thuốc thụ động là nguy cơ phổ biến, có thể gặp trong gia đình hoặc môi trường làm việc, học tập. Tại Mỹ, cứ 4 người không hút thuốc thì có một người từng tiếp xúc với khói thuốc thụ động. Khói từ thuốc lá, xì gà, tẩu... cũng gây ung thư phổi. Hít khói thuốc thụ động cũng giống như đang hút thuốc.
Radon cũng là nguy cơ gây ung thư phổi nhưng khó nhận biết. Đây là một loại khí tự nhiên hình thành trong đất, đá và nước, không màu không mùi. Khí radon xâm nhập vào nhà qua vết nứt, lỗ hổng, sau đó mắc kẹt, tích tụ trong nhà. Những người🐭 làm việc trong các tòa nhà này sẽ hít phải radon, lâu dài có thể bị ung thư phổi. Bạn có thể kiểm tra radon trong nhà bằng cách dùng thiết bị đo radon hoặc thuê đơn vị chuyên kiểm tra radon.
🅠Mặt khác, tác nhân gây ung thư phổi cũng có thể có mặt ở môi trường làm việc như amiăng, asen, khí thải động cơ diesel... Các chất này thậm chí còn có khả năng gây ung thư phổi cao hơn so với hút thuốꦿc. Sống ở những khu vực ô nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
Ngoài ra, các nhà khoa học phát hiện nguy cơ ung thư phổi sẽ cao hơn nếu trong gia đình có cha, mẹ, anh chị em hoặc con cái mắc bệnh. Một phần nguyên nhân có thể bởi vì những người sống cùng một nhà thì sẽ cùng tiếp xúc với khí radon, khói thuốc hoặc chất khác 𓃲gây ung thư phổi.
Như vậy, không hút thuốc vẫn có nguy cơ bị ung thư phổi vì vẫn còn yếu tố nguy cơ khác. Hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân c꧅hủ yếu gây bệnh trong những trường hợp không hút thuốc.
Cơ quan Y tế dự phòng Mỹ (USPSTF) không khuyến nghị sàng lọc ung thư phổi bằng chụp cắt lớp vi tính liều thấp cho người không hút thuốc. Mọi người có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi bằng cách tránh xa khói thuốc, khí thải động cơ diesel, ô nhiễm không khí, amiăng, asen, kiểm tra radon trong nhà và xử trí giảm radon nếu nồng độ khí này cao. Những người có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi cần tꦯrao đổi với bác sĩ về kế hoạch phòng ngừa, tầm soát.
Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Thành Đô
Khoa Hô hấp BVĐK Tâm Anh Hà Nội