Bã nhờn, tế bào da chết và vi khuẩn mắc kẹt trong lỗ chân lông là nguyên nhân gây ra mụn nhọt, với biểu hiện là những vết sưn💫g đỏ, mềm, có mủ trắng ở đầu. Khi mụn hình thành, lỗ chân lông sưn🙈g lên và chịu nhiều áp lực.
Nếu 🍌nặn mụn, bạn có thể đẩy các chất bẩn trên từ lỗ chân lông vào sâu hơn trong nang lông, khiến thành nang bị vỡ, tràn chất nhiễm trùng (bao gồm cả mủ) vào lớp dưới của da (hạ bì). Điều này có thể làm tình trạng viêm nghiêm trọng hơn, tăng mẩn đỏ, sưng và nóng ở vùng da xung quanh.
Nặn mụn khiến giải phóng mủ, dẫn đến hình tဣhành vảy và làm sẫm màu vùng da xung quanh. Việc phá vỡ cấu trúc của da thúc đẩy nhiễm trùng, tạo ra một nốt mụn thậm chí lớn hơn hoặc một nốt mụn mới ngay bên cạnh nốt mụn vừa nặn. Nặn mụn thường xuyên có thể dẫn đến hình thành nang mụn,𒅌 là dạng tổn thương da ở mô sâu, chứa đầy mủ.
Da cũng đối mặt với những thay đổi khác như sẹo và đổi màu. Mỗi khi làn da của bạn bị tổn thương, có khả năng mô da sẽ bị mất đi trong quá trình chữa lành. Tổn thương càng rộng thì khả năng mất mô ওcàng cao, gây ra sẹo rỗ.
Ngay cả khi không xuất hiện sẹo, bạn vẫn có thể nhận thấy những vết thâm do chứng tăng sắc tố sau viêm. Điều này xảy ra khi tình trạng viêm nghiêm trọng làm hỏng các tế bào gọi là tế 🥀bào sừng, khiến chúng giải phóng một lượng lớn sắc tố melanin. Nếu tổn thương ở mức tối thiểu, màu da có thể hồi phục. Tuy nhiên, nếu tổn thương nghiêm trọng, vùng da bị tăng sắc tố có thể nhạt đi nhưng không thể biến mất hoàn toàn nếu không điều trị.
Không nên nặn mụn để tránh làm lây lan nhiễm trùng và khiến tình trạng da trở nên tồi tệ hơn. Một số loại mụn có thể tự hết sau vài ngày mà không cần tác động. Bạn có thể thử các phương pháp điều trị mụn không kê đơn (OTC) như các sản phẩm có chứa 🗹benzoyl peroxide, axit salicylic hoặc lưu huỳnh. Khi chấm lên mụn, chúng sẽ giúp mụn khô và lành. Bạn cũng có thể chườm ấm hoặc dùng gạc hydrocoloid để thúc đẩy quá trình lành vết thương và giảm thiểu sẹo.
Trường hợp có những nốt mụn lớn, kéo dài, gây đau nhức, ảnh hưởng đến sinh hoạt, gây mất tự tin, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Một số người có thói quen nặn mụn làm tổn thương nghi💖êm trọng cho làn da. Bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia thẩm mỹ có thể hướng dẫn bạn ngăn ngừa mụn nhọt, nặn mụn an toàn. Tuyệt đối không tự dùng móng tay, bàn tay nặn mụn vì ngay cả nặn mụn đầu đen cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng, để lại sẹo.
Anh Ngọc (Theo Verywell Health)