Ngoáy mũi là một thói quen thường gặp của nhiều người. Ngoáy mũi có thể do nhiều nguyên nhân như da khô h♛oặc quá ẩm và bạn ngဣoáy mũi để giảm bớt sự khó chịu. Một số người có tật xấu này vì buồn chán hoặc do lo lắng. Dị ứng và nhiễm trùng xoang cũng có thể làm chất nhầy trong mũi tăng lên.
Ngoáy mũi có thể đi kèm với căng thẳng hoặc lo lắnꦬg và các thói quen khác như cắn hoặc gãi móng tay. Đối với những người bị🍒 tình trạng này, ngoáy mũi có thể giúp giảm bớt lo lắng trong một thời gian ngắn.
Ngoáy mũi giống như nặn mụn, gãi vảy hoặc làm sạch tai bằng tăm b🎀ông, bạn biết không nên nhưng đôi khi lại không thể ngừng lại. Ngoáy mũi thường không gây ra những vấn đề nghiêm trọng nhưng nó tiềm ẩn mối nguy đối với người bị bệnh hoặc có hệ miễn dịch kém.
Sự nhiễm trùng: móng tay có thể để lại những vết cắt nhỏ trong mô mũ🥀i. Các vi khuẩn nguy hiểm có thể tìm đường xâm nhập vào các khe hở này và làm nhiễm trùng. Một nghiên cứu được Đại học Cambridge công bố cho thấy, những người ngoáy mũi có nhiều khả năng mang vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra nhiều bệnh về nhiễm trùng.
Làm lây lan bệnh tật: chất nhầy bắt bụi, vi khuẩn, virus và bụi bẩn mà bạn hít thở hàng ngày. Bạn có thể làm lây lan những vi trùng đó nếu bạn ngoáy mũi. Một nghiên cứu cho thấy những người 🐈ngoáy mũi có thể làm lây lan vi khuẩn gây ra bệnh viêm phổi.
Tổn thương khoang mũi: ngoáy mũi thường xuyên hoặc lặp đi lặp lại có thể làm hỏng khoang mũi. Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Hô hấp châu Âu, c💫ho thấy, những người ngoáy mũi lặp đi lặp lại nhiều lần có thể bị viêm và sưng tấy mô mũi. Theo thời gian, điều này có thể thu hẹp ಌlỗ mũi.
Chảy máu cam: gãi và ngoáy trong mũi có thể làm vỡ các mạch máu mỏng manh dẫn đến🌱 chảy máu.
Các vết loét: viêm tiền đình mũi là tình trạng viêm ở phần mở và phía trước của khoang mũi. Nó thường do nhiễm vi khuẩn Staphylococcus nhẹ. Tình trạng này có thể gây ra các vết loét và đau. Tương tự nhưꦬ vậy, khi ngoáy mũi, bạn có thể nhổ lông mũi ra khỏi nang lông. Các mụn nhỏ hoặc bóng nước có thể hình thành trong các nang này.
Gây hại cho vách ngăn mũi: vách ngăn là một phần xương và 🅷sụn phân chia lỗ mũi bên trái và bên phải. Thói quen xấu này này có thể làm hỏng vách ngăn vàꦚ thậm chí gây ra lỗ thủng.
Làm thế nào để ngừng ngoáy mũi?
Ngoáy mũi có thể là một thói quen mà bạn biౠết phải dừng lại nhưng đôi khi chưa thể thực hiện đ🎃ược. Dưới đây là một số cách để bạn ngưng tật xấu này.
Xịt rửa mũi
Nếu không khí khô dẫn đến khô mũi, ✱xịt nước muối sinh lý nhanh chóng giúp phục hồi độ ẩm và ngăn ngừa chứng mũi họng khô và chảy nước mũi. Máy tạo độ ẩm cũng có thể làm tăng độ ẩm tự nhiên trong phòng. Rửa mũi bằng nước muối là cách vệ sinh để làm sạch đường mũi và các hốc xoang.
Nướ🦩c súc miệng có thể hiệu quả trong những thời điểm như bệnh dị ứng theo mùa phổ biến. Nước súc miệng sẽ rửa sạch phấn hoa hoặc các chất gây dị ứng, gây kích ứng đường mũi và khiến chúng tạo ra chất nhờn dư thừa.
Điều trị các vấn đề về mũi
Bạn có thể cần chẩn đoán các vấn đề gây ra chứng sổ mũi. Môi trường bụi bẩn hoặc các chất gây dị ứng khó chịu có thể làm tăng sản xuất chất nhầy. Độ ẩm thấp gây khô xoang. Khói và các chất gây dị ứng trong nhà như bụi và mù ওtạt kích ứng mũi.
Khi bạn cần xác định nguyên nhân gây♑ ra các vấn đề𒐪 này, giảm bớt hoặc loại bỏ để kiểm soát sản xuất chất nhầy ở mũi tốt hơn. Điều này có thể làm giảm kích ứng gây ra các vấn đề về mũi.
Nhắc nhở bạn ngừng ngoáy mũi
Bạn có thể sử dụng một số cách để nhắc nhở bản thân ngừng lại. Băng dính là một lựa chọn dễ dàng, rẻ tiền. Bạn dùng băng quấn phần cuối của ngón tay thuận. Sau đó, khi ngón tay của bạn đưa vào mꦉũi, băng quấn sẽ nhắc bạn không được ngoáy.
Tìm cách giảm lo lắng
Những người bị căng thẳng hoặc lo lắng mạn tính thấy rằng ngoáy mũi giúp giảm nhẹ tạm thời. Tuy nhiên, sẽ an toàn hơn cho bạn là tìm cách giảm căn🌠g thẳng.
Bạn thử mở một bản nhạc nhẹ nhàng khi mức độ lo lắng bắt đầu tăng cao. Thực hành thở sâu bằng cách hít vào từ từ và đếm đến 10, sau đó thở ra và đếm ngược đến không.🎶 Nếu những hoạt động giảm căng thẳng không hiệu quả, bạn nên gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách kiểm soát.
Nếu bạn thấy mình ngoáy mũi nhiều và không thể tự khỏi thì có thể đến gặp sĩ. Họ có thℱể giúp bạn tìm cách kiểm soát hành vi và ngăn ngừa các tác dℱụng phụ có thể xảy ra bao gồm nhiễm trùng và tổn thương mũi.
Kim Uyên
(Theo Healthline)