Bụng là nơi chứa các cơ quan tiêu hóa, bao gồm dạ dày, gan, túi mật, tụy, ruột non, đại tràng. ThS.BS Hà Thùy Trang, Khoa Tiêu hóa - Gan mật - T🃏ụy, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết đau bụng là triệu chứng khá phổ biến của nhiều bệnh. Đau bụng có thể do bất thường các cơ quan trong ổ bụng, các cơ quan nằm bên cạnh bụng như ngực, xương chậu hoặc lưng. Các cơ quan này có thể bị viêm, căng giãn, mất máu. Tùy vào vị trí đau gợi ý các tổn thương khác nhau.
Bác sĩ Thùy Trang chỉ ra 4 vị trí đau bụng có thể liên quan đến bệnh lý 🍌cần chú ý.
Đau bụng hạ sườn trái: Cơn đau ở vùng bụng bên trái thường liên quan đến lách, tuyến tụy, thận trái. Vị t𒁃rí đau này cũng có thể do các bệnh lý đi kèm như lách to, viêm thận bể thận, sỏi thận, sỏi tiết niệu, nhiễm trùng đại 𒆙tràng xuống, nhiễm trùng đường ruột...
Đau bụng hạ sườn phải: Bụng bên phải đauᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ thường liên quan đến các cơ quan gan, túi mật, ống dẫn m🥀ật, đại tràng lên, thận phải.
Viêm gan, sỏi mật, viêm túi mật, ung thư túi mật, ung thư gan, ung thư ống mật, sỏi và hẹp đường mật, đại tràng, sỏi thận, sỏi tiết niệu, viêm thận bể thận... đều có triệu chứng đau bụng hạ sườn phải.
Đau bụng trên rốn: Tình trạng này có liên quan đến các cơ quan dạ dày, gan trái, tim, đại tràng ngang, tụy. Cơn đau đến từng cơn quằn quại, dữ dội có thể do ngộ độc thực phẩm, viêm loét dạ dày, viêm tụy cấp.🍎 Đau bụng trên rốn do ngộ độc thực phẩm th🐠ường đi kèm với tình trạng xanh xao, mệt mỏi, nôn mửa nhiều.
Đau bụng dưới rốn: Vị trí dưới rốn chủ yếu là ruột non, đại tràng. Đau bụng dưới có thể do các bệnh về tiêu hóa, niệu quản, buồng trứng và tử cung. Hội chứng ruột kích thích, viêm ruột (viêm loét đại tràng🌳), tắc ruột, ung thư ruột non, phình động mạch chủ bụng, viêm phúc mạc cũng dẫn đến đau bụng dưới rốn.
Nếu cơn đau xuất phát từ các cơ quan vùng chậu thì nguyên nhân có thể là lạcꦚ nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, bệnh viêm vùng chậu, có thai ngoài tử cung, ung thư tử cung.
Theo bác sĩ Trang, tùy vào vị trí cơn đau, kiểu đau mà nguyên nhân đau bụng cũng khác nhau. Hầu hết nguyên nhân gây đau bụng thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, đau bụng kèm theo các dấu hiệu bất thư🧸ờng có thể do bệnh nghiêm trọng, cần được khám và điều trị phù hợp.
Để chẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ hỏi người bệnh về tình trạng đau bụng. Tùy từng trường hợp, người bệnh có thể được chỉ định làm thêm mộtꦏ số xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, nước tiểu, nội soi dạ dày, đại tràng toàn bộ, chụp X-quang... để đưa ra kết luận chính xác.
Thảo Nhi
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp |