ꦫTheo ThS.BS.CKI Trần Thị Thanh Tú, Khoa Nội cơ xương khớp - BVĐK Tâm Anh TP HCM, viêm cột sống dính khớp là bệnh viêm hệ thống mạn tính, đặc trưng bởi thương tổn ở khớp cùng chậu, cột sống, các khớp ở chi và thậm chí cả điểm bám gân.
☂Ước tính có khoảng 1-1.4% dân số thế giới mắc bệnh, trong đó, tỷ lệ bệnh ở đàn ông cao gấp 2-3 lần so với phụ nữ. Bệnh thường phát triển từ rất sớm nhưng lại tiến triển chậm, theo thời gian có thể làm dính cứng khớp và đốt sống dẫn đến tàn phế.
Triệu chứng
ꦇTriệu chứng sớm nhất và đặc trưng của căn bệnh khớp viêm này là đau thắt lưng hoặc vùng lưng – thắt lưng kiểu viêm. Có thể kèm theo hiện tượng cứng cột sống vào buổi sáng.
🐠Khác với các cơn đau lưng cơ học thông thường, đau lưng kiểu viêm do viêm cột sống dính khớp thường:
- Kéo dài ít nhất 3 tháng
🍒- Có thể khởi phát từ rất sớm, thường trong độ tuổi 17 – 45
💜- Cường độ khi khởi phát âm ỉ và tăng dần theo thời gian
ꦯ- Không thuyên giảm khi nghỉ ngơi nhưng sẽ cải thiện khi người bệnh vận động nhẹ
💛Ngoài ra, tình trạng sức khỏe trên kéo theo một số triệu chứng như:
𝓡- Viêm khớp cùng chậu với dấu hiệu đau ở một hoặc cả hai bên mông
🐻- Đau và sưng nóng kèm tràn dịch khớp do viêm ở khớp ngoại vi, chủ yếu là những khớp gốc chi đối xứng hai bên như khớp háng và khớp gối (chiếm 20% trường hợp).
🌃- Ở Việt Nam, bệnh nhân thường có biểu hiện viêm khớp gốc chi sớm và rõ ràng hơn so với biểu hiện ở cột sống.
💜- Viêm điểm bám tận của gân, phổ biến nhất là ở cân gan chân và gân achilles, đồng thời có thể kèm theo tràn dịch quanh gân.
✱- Đau cứng cổ và khó xoay đầu, thường gặp ở bệnh nhân nữ.
♌- Một số biểu hiện ngoài khớp:Ngủ không ngon giấc, thường tỉnh dậy vào khoảng nửa đêm gần sáng
- Mệt mỏi, sốt nhẹ và sụt cân
- Sưng ngón tay, ngón chân
🐟- Viêm kết mạc và các triệu chứng tiêu hóa (tiêu chảy, đau bụng, xuất huyết...) xảy ra ở khoảng 5 – 10% trường hợp
- Viêm màng bồ đào, vẩy nến và viêm ruột mạn tính
- Biểu hiện bệnh tim mạch và phổi
🍷Như vậy, có thể thấy bệnh không chỉ tác động đến các đốt sống và khớp mà còn nguy cơ gây suy giảm sức khỏe chung.
Nguyên nhân
൩Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm cột sống dính khớp vẫn còn là ẩn số trong giới y học. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cho rằng những yếu tố dưới đây sẽ góp phần dẫn đến căn bệnh tự miễn này, bao gồm:
𝓡- Giới tính: tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới không chỉ cao gấp 2 – 3 lần nữ giới mà các triệu chứng, dấu hiệu bệnh cũng có xu hướng nghiêm trọng hơn.
🅠- Tuổi tác: bệnh thường phát hiện ở độ tuổi 20 – 30. Ngoài ra, có đến 95% bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh trước 46 tuổi, trong đó 15% là trẻ em dưới 15 tuổi.
🐟- Bệnh nền: tiền sử bệnh Crohn, viêm loét đại tràng và vẩy nến đã được chứng minh về khả năng làm tăng nguy cơ phát triển viêm cột sống dính khớp.
𒁃- Bên cạnh đó, bệnh lý trên còn có mối liên hệ chặt chẽ với yếu tố kháng nguyên hòa hợp mô HLA-B27. Theo một số chuyên gia, ước tính chỉ khoảng 8% dân số thế giới có kháng nguyên hòa hợp mô HLA-B27. Mặc dù loại kháng nguyên này được tìm thấy trong 80 – 90% bệnh nhân nhưng thực tế, không phải ai có HLA-B27 cũng đều mắc bệnh. Thay vào đó, những người này chỉ có 2 – 10% nguy cơ bị bệnh.
🌞- Ngoài HLA-B27, các biến thể di truyền ở ERAP1, IL1A và IL23R cũng liên quan đến sự phát triển của căn bệnh thấp viêm này.
🐭Với trường hợp viêm cột sống dính khớp dương tính HLA-B27, bệnh có tính di truyền. Nghiên cứu cho thấy trẻ nhỏ có bố hoặc mẹ mắc bệnh, đồng thời thừa hưởng yếu tố kháng nguyên hòa hợp mô HLA-B27 từ họ sẽ có tỷ lệ mắc bệnh tăng đến 20%.
🅰Nếu không sớm được chẩn đoán và điều trị, kiểm soát tốt, những thương tổn do viêm không chỉ ảnh hưởng đến các đốt sống mà còn liên lụy đến nhiều khớp ngoại vi và thậm chí có cả cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến hàng loạt hệ lụy nguy hiểm như:
꧙- Dính khớp và đốt sống: Cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình hình thành xương mới khi tình trạng viêm trở nặng. Sự hiện diện của những đoạn xương này sẽ làm thu hẹp khoảng cách giữa các khớp hoặc đốt sống, cuối cùng làm cho chúng dính lại với nhau. Khi đó, cột sống sẽ cứng lại và mất đi độ linh hoạt vốn có, có thể khiến người bệnh luôn trong tư thế gập người hoặc dẫn đến tình trạng "cột sống cây tre". Ngoài ra, nếu tình trạng dính cứng xảy ra ở khớp xương sườn – đốt sống, dung tích và chức năng của phổi sẽ bị ảnh hưởng.
ღ- Viêm màng bồ đào: Đây là dạng tổn thương phối hợp thường gặp nhất ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp với một số biểu hiện như: Đau mắ, nhạy cảm với ánh sáng, mờ mắt
♏- Nứt, gãy xương: Căn bệnh viêm hệ thống mạn tính này có thể khiến xương mỏng dần ngay từ giai đoạn đầu. Điều này làm tăng mức độ nghiêm trọng của tư thế khom lưng vì khi đó, các đốt sống suy yếu rất dễ bị nứt, gãy.
𒆙Gãy xương sống có nguy cơ gây áp lực và tổn thương tủy sống cũng như các rễ thần kinh xung quanh, từ đó dẫn đến tàn phế hoặc hội chứng chùm đuôi ngựa (Cauda equina syndrome). Tình trạng này không chỉ gây ngứa và tê yếu ở chân hoặc bàn chân mà còn có thể gây rối loạn chức năng ruột và bàn chân nếu không được điều trị kịp thời
🦄- Hệ lụy tim mạch: Trong một số trường hợp, tình trạng viêm có thể ảnh hưởng đến động mạch chủ, từ đó gây biến dạng van động mạch chủ ở tim, đồng thời làm suy giảm chức năng của cơ quan này.
💟- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Ngoài những vấn đề trên, viêm cột sống dính khớp còn làm giảm chất lượng cuộc sống hàng của bệnh nhân bằng cách khiến họ:
- Mất dần khả năng tự chăm sóc bản thân
𒈔- Giảm năng suất làm việc hoặc thậm chí mất việc, từ đó gây nên gánh nặng kinh tế
ಌ- Thu hẹp các mối quan hệ trong gia đình và xã hội, tự cô lập mình và dễ bị trầm cảm
Điều trị
🅷Viêm cột sống dính khớp có thể được chẩn đoán phát hiện và điều trị bằng nhiều phương pháp. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm nên các phương pháp hiện nay chủ yếu tập trung vào việc:
- Giảm đau và chống viêm
ಌ- Ngăn ngừa cứng khớp, đặc biệt là cứng khớp ở tư thế xấu
🐻- Khắc phục tình trạng dính khớp nếu đã xảy ra, từ đó giảm thiểu rủi ro tàn phế
- Cải thiện khả năng vận động
♏Các phương pháp cần được áp dụng phù hợp với tình trạng và mức độ bệnh của từng trường hợp. Do đó người bệnh cần đi khám để được khám, chẩn đoán, tư vấn phương pháp điều trị.
Anh Ngọc