﷽Kết quả xét nghiệm máu của ông Minh tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho thấy các chỉ số men gan tăng cao hàng chục đến hàng trăm lần so với bình thường. Các chỉ số chẩn đoán viêm gan B như HBsAg, HBeAg, HBc IgM đều dương tính. Nồng độ virus trong máu (HBV-DNA) 497.000 IU/ml. Hình ảnh siêu âm bụng ghi nhận gan to nhẹ, không giãn đường mật hay sỏi mật.
🤡Ngày 16/2, BS.CKI Huỳnh Văn Trung, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết ông Minh bị tổn thương gan cấp do viêm gan siêu vi B. Chỉ số men gan của người bệnh tăng cao bất thường kèm chỉ số HBsAg dương tính có thể do hai khả năng. Một là tổn thương do nhiễm virus viêm gan siêu vi B cấp (nhiễm virus viêm gan B dưới 6 tháng gần đây). Hai là do một đợt bùng phát viêm gan B mạn gây ra (nhiễm trên 6 tháng nhưng không phát hiện đến nay bùng phát).
🅷Nếu người bệnh bị viêm gan B cấp gần đây thì khả năng hồi phục hoàn toàn (HBsAg âm tính) sau 3-6 tháng khoảng 90-95%. Trong trường hợp thứ hai, khả năng hết hẳn virus rất thấp, cần điều trị kháng virus kéo dài để tránh biến chứng xơ gan, ung thư gan, theo bác sĩ Trung.
Bác sĩ điều trị cho người bệnh bằng thuốc kháng virus viêm gan Bꦿ, thuốc hạ men gan. Xét nghiệm lại sau ba ngày, các chỉ số men gan có dấu hiệu cải thiện. Ngày điều trị thứ 5, men gan tiếp tục hạ, da và mắt còn vàng nhẹ.
ꦡSau một tháng uống thuốc, ông tái khám, vàng da và mắt đã hết, chỉ số men gan giảm về ngưỡng bình thường. Ba tháng sau, kết quả xét nghiệm cho thấy cơ thể người bệnh đã loại bỏ hoàn toàn virus viêm gan B, men gan bình thường.
Viêm gan B cấp tính là tình trạng nhiễm virus siêu vi B🎐 trong thời gian ngắn từ vài tuần đến ít hơn 6 tháng. Bác sĩ Trung cho biết khoảng 90% người trưởng thành bị viêm gan B cấp hồi phục hoàn toàn mà không để lại di chứng, chỉ 5-10% chuyển thành viêm gan B mạn tính, kéo dài trên 6 tháng.
🅷Ở giai đoạn mạn tính, nếu không kiểm soát kịp thời, viêm gan B cấp tính có nguy cơ cao biến chứng thành các bệnh nguy hiểm. Bác sĩ khuyến cáo chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm phòng vaccine, không dùng chung kim tiêm hoặc các dụng cụ đã tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể, đeo găng tay nếu phải chạm vào máu hoặc vết thương hở.
Xăm hình hoặc xỏ khuyên ở nơi đảm bảo sử dụng các dụng cụ được vô trùng đúng cách. Tránh dùng chung đồ cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu hoặc đồ cắt móng tay, quan hệ tình dục an toàn. Khám sức khỏe định kỳ, khi có dấu hiệu bất thường cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và điều trị, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Quyên Phan
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp |