🌞Theo THS.BS Trương Hoàng Huy - Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, khớp cùng chậu nằm ở dưới cột sống thắt lưng, giữa 2 mông, là nơi tiếp giáp giữa khối xương cùng cụt và phía sau của 2 xương cánh chậu. Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm một hoặc nhiều khớp ở vị trí giữa xương cột sống và xương chậu. Chính vì vị trí đặc thù này mà viêm khớp cùng chậu thường gây tác động tiêu cực đến: thắt lưng, vùng mông, hông, chân (có thể xảy ra ở một hoặc cả hai chân), bàn chân (hiếm gặp).
Triệu chứng
▨Những biểu hiện của viêm khớp cùng chậu cũng giống như các vấn đề ở thắt lưng. Cơn đau xuất hiện nhiều ở lưng dưới, hông, mông chạy dọc xuống chân. Cơn đau thường nặng hơn khi leo cầu thang, chạy bộ, đi bộ bước dài, đứng trong một tư thế kéo dài. Có thể kèm theo sốt nhẹ
Nguyên nhân
♔Viêm khớp cùng chậu có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân điển hình, như:
ꦍ- Chấn thương gây tổn thương khớp cùng chậu: Tác động từ ngoại lực gây ra chấn thương làm tổn thương khớp cùng chậu. Thông thường người bệnh gặp phải một tai nạn giao thông, vấp ngã hoặc chấn thương khi chơi thể thao.
🌊- Mang thai: Đối với nữ giới, khớp xương cùng chậu khi mang thai sẽ mở rộng và kéo dài hơn bình thường để phù hợp trong việc sinh sản. Trọng lượng cơ thể khi mang thai gia tăng đột ngột khiến thay đổi dáng đi vì áp lực lên khớp cùng chậu tăng lên, gây cảm giác đau nhức.
𓃲- Do viêm khớp: Tình trạng viêm khớp xương khi phát triển mạn tính có thể gây viêm khớp cùng chậu hay viêm cột sống dính khớp.
♛- Nhiễm trùng: trường hợp những khớp cùng chậu nhiễm trùng là có thể nhưng hiếm gặp.
Chẩn đoán và điều trị
🗹Để chẩn đoán căn bệnh này một cách chính xác, các bác sĩ cần tiến hành:
𝓰- Kiểm tra các triệu chứng đang mắc phải và làm các xét nghiệm lâm sàng. Bác sĩ sẽ tiến hành ấn vào những điểm ở vùng mông, hông đồng thời di chuyển hai chân để xem phản ứng của cơ thể.
ꦜ- Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp một loại thuốc tê vào khớp để xác định chính xác được cơn đau tại khớp cùng chậu ở thắt lưng. Tuy nhiên, việc chẩn đoán bằng cách này thường sẽ cho kết quả với độ chính xác không cao vì thuốc tiêm có thể lây lan sang một khu vực khác.
🐷- Chụp X–quang để kiểm tra chính xác những tổn thương ở khớp cùng chậu.
🔯- Nếu nghi ngờ viêm cột sống dính khớp thì cần thực hiện thêm chụp cộng hưởng từ MRI.
🍷Việc chữa trị bệnh viêm khớp cùng chậu có rất nhiều cách, tùy từng trường hợp cụ thể bệnh nhân khác nhau theo mức độ nặng nhẹ mà cần áp dụng phương pháp sao cho phù hợp.
🥂- Vật lý trị liệu: Giúp giảm đau, chống viêm tại khớp cùng chậu. Tùy tình trạng lâm sàng, bác sĩ chỉ định những phương pháp: Vi sóng, sóng ngắn, siêu âm, từ trường, điện xung, điện phân....
💟- Sử dụng thuốc không kê đơn: Thuốc giảm đau không kê đơn có tác dụng giảm cường độ những đau do viêm khớp cùng chậu gây ra như Ibuprofen (Advil, Motrin IB) hoặc Acetaminophen (Tylenol và một số biệt dược khác). Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc này có thể sẽ gây các tác dụng phụ như đau bụng, gan và thận bị ảnh hưởng xấu vì thế bạn hãy nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
🅷- Thuốc uống theo toa: Thuốc giãn cơ hoặc thuốc giảm đau được bác sĩ kê toa nếu như bệnh nhân bị đau, co thắt thường xuyên. Loại thuốc thường được sử dụng nhiều nhất là chất ức chế TNF áp dụng trong trường hợp bệnh viêm cột sống dính khớp.
🌱- Ngoài ra có các phương pháp điều trị không dùng thuốc khác như các bài tập vận động phù hợp. Người bệnh cũng cần chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học, bổ sung các đầy đủ chất dinh dưỡng có chứa nhiều canxi, đặc biệt các loại thực phẩm tươi giàu vitamin D, B12, kali, chất béo omega 3... có nguồn gốc từ thực vật sẽ rất tốt cho người bệnh. Tuyệt đối không uống bia rượu, đồ uống có cồn, không hút thuốc lá...
🎃Viêm khớp cùng chậu mạn tính có các phương pháp điều trị:
🥂- Tiêm corticosteroid vào khớp một cách trực tiếp để kiểm soát bệnh.
🧔- Kích điện vào xương khớp cùng chậu và xương cột sống.
🎃- Phẫu thuật sẽ được các bác sĩ xem xét thực hiện để cố định những xương lại với nhau.
✤Để được điều trị hiệu quả, người bệnh cần đi khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa cơ xương khớp để được khám, chẩn đoán, tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng và mức độ bệnh.
Anh Ngọc