Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa, bao gồm màng nhĩ và các cấu t🌠rúc trong hòm nhĩ, bị nhiễm trùng gây sưng, đau, sốt, chảy dịch. ಞBS.CKII Trần Thị Thúy Hằng - Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi song phổ biến nhất là trẻ em 6-36 tháng tuổi do cấu trúc tai chưa phát triển hoàn chỉnh, miễn dịch yếu. Tùy vào mức độ nhiễm trùng, viêm tai giữa thường được chia thành 3 loại, bao gồm:
Viêm tai giữa cấp tính: thường là một biến chứng của♈ rối loạn chức năng vòi nhĩ xảy ra trong một đợt nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể do virus hoặc vi khuẩn.
Viêm tai giữa mạn tính: là tình trạng viêm tai giữa dai dẳng, bị chảy mủ lâu ngày q𝕴ua lỗ th🐈ủng màng nhĩ (thường trên 12 tuần).
Viêm tai giữa ứ dịch: là tình trạng niêm mạc của tai giữa bị vi🌱êm và tiết dịch nhưng dịch này không chảy ra ngoài tai mà bị ứ lạ💝i trong hòm nhĩ. Dịch ứ có thể là ở dạng thanh dịch, dịch nhầy hoặc keo dính.
Đối tượng dễ bị viêm tai giữa
Ngoài trẻ từ 6-36 tháng tuổi, viêm tai giữa còn thường gặ﷽p ở trẻ sử dụng núm vú giả, trẻ đi nhà trẻ, trẻ bú bình.
Người tiếp xúc với môi trường không khí ô nhiễm; trải qua những thay đổi về độ cao, thay đổi trong khí hậu, nhất là vùng khí hậu lạnh cũng dễ bị viêm tai giữa. Viêm tai giữa còn do nhiễm cúm, viêm mũi xoang hoặc nhiễm trùng từ tai ngoài lan vô tai giữa. Dị tật bẩm sinh vùng mũi họng làm tăng nguy cơ viêm tai 🃏giữa.
Nguyên nhân
Bác sĩ Thúy Hằng cho biết, viêm tai giữa do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Tình trạng nhiễm trùng cũng thường xảy ra do cảm lạnh, cúm hoặc dị ứng g🧜ây tắc nghẽn cửa mũi sau (viêm VA), vùng họng và vòi nhĩ.
Vòi nhĩ (vòi Eustachian): là một ống vòi tai có kích thước rất hẹp, nối tai giữa và vòm mũi họng. Vòi nhĩ làm nhiệm vụ điều chỉnh áp suất không khí và làm mới không khí♐ trong tai, đồng thời thoát chất tiết bình thường từ tai giữa. Vòi nhĩ bị sưng có thể làm tắc nghẽn khiến chất lỏng tích tụ trong tai giữa gây nhiễm trùng. Ở trẻ em, các vòi nhĩ chưa phát triển nên thường hẹp và nằm ngang hơn khiến cho việc thoát nước khó khăn dẫn đến dễ bị nhiễm trùng tai giữa.
VA (Adenoids): là mô lympho nhỏ nằm ở phía sau mũi, có vai trò trong hoạt động như một hệ miễn dịch. Do VA nằm gꦿần chỗ mở của các vòi nhĩ nên khi VA bị viêm sưng to, có thể làm tắc nghẽn vòi nhĩ, dẫn đến nhiễm trùng tai giữa. Viêm tai giữa do viêm VA thường xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn.
Triệu chứng
Bác sĩ Hằng cho biết, sự khởi phát của các dấu hiệu, triệu chứng viêm tai thường nhanh chóng và biểu hiện khác nhau giữa người lớn và trẻ em. Trẻ em thường có các 💞dấu hiệu viêm tai giữa như đau tai, đặc biệt khi nằm;💙 khó ngủ; khóc nhiều; nghe kém hoặc phản ứng kém với âm thanh; chóng mặt; sốt 38 độ trở lên; dịch chảy ra từ tai; ăn hoặc bú kém. Trong khi đó, người lớn lại thường chỉ có biểu hiện đau tai; dịch chảy ra từ tai; nghe kém.
Bác sĩ có thể dựa vàꦛo các biểu hiện, triệu chứng này để chẩn đoán viêm tai giữa cho người bệnh. Nhưng để chẩn đoán chính xác nhất, người bệnh cần được thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa với sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại để nội soi tai, vòm mũi họng liên quan đến tai và đo chức năng tai.
Điều trị
Viêm tai giữa là bệnh lý viêm nhiễm, nếu không được điều trị dứt🦄 điểm có thể dẫn đến viêm tai giữa mạn tính. Tình trạng này khó điều trị hơn và bệnh hay bị tái phát. Có hai phương pháp điều trị viêm tai giữa tại bệnh viện:
Điều trị bằng thuốc: người bệnh có thể được điều tr🍃ị bằng các loại thuốc theo kê꧙ đơn của bác sĩ như: thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin, thuốc chống viêm phù nề, thuốc xịt mũi.
Phẫu thuật: trong trường h🍌ợp nhiễm trùng lan rộng, người bệnh có thể cần nạo VA; cắt amidan; đặt ống thông khí tùy vào từng tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ có thể chỉ địnꦆh cho người bệnh.
Biến chứng
Theo bác sĩ Hằng, hầu hết các bệnh viêm tai không gây ra các biến chứng lâu dài. Song tình trạng viêm nếu không được chữa dứt điểm, tái phát nhiều lần có thể dẫn ♏đến các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng nghe và sức khỏe lâu dài của nꦛgười bệnh. Một trong số các biến chứng thường gặp nhất bao gồm:
Làm giảm thính giác: thông t꧃hường tình trạng mất thính lực nhẹ có thể xuất hiện và tự biến mất khi hết viêm tai. Song nhiễm trùng tai lặp đi lặp lại hoặc nhiễm trùng tai nặng phát mủ trong tai giữa, có thể dẫn đến mất thính lực nghiêm trọng, tổn thương màng nhĩ và mất thính lực vĩnh viễn.
Chậm nói hoặc chậm phát triển: nếu꧒ trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi bị suy giảm thính giác tạm thời hoặc vĩnh viễn, có thể gây chậm phát triển kỹ năng nói, giao tiếp xã hội và phát triển.
Thủng màng nhĩ: hầu hết tình trạng thủng màng nhĩ sẽ lành trong vòng 72 giờ, nhưng cũng nhiều trường hợp cần phải can ♏thiệp phẫu thuật.
Viêm não hoặc màng não: nếu tình trạng nhiễm trùng không được điều trị hoặc không đáp ứng tốt với điều tr♊ị có thể lây lan sang các mô lân cận gây nhiễm trùng xương chũm sau tai gọi là viêm xương chũm. Viêm xương chũm có thể dẫn đến tổn thương xương và hình thành các hốc xương chứa đầy mủ. Viêm tai giữa nghiêm trọng cũng có thể lây lan sang các mô khác trong hộp sọ, bao gồm não hoặc các màng bao quanh não gây viêm màng não.
Phòng ngừa
Bác sĩ Hằng khuyên, mọi người nên phòng ngừa bệnh viêm ta🔯i giữa bằng cách ngăn ngừa cảm lạnh thông thường; rửa tay đúng cách, thường xuyên và không dùng chung dụng cụ ăn uống. Giữ ấm trong mùa lạnh; cho trẻ bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời; hạn chế cho trẻ ngậm bình sữa hoặc núm vú giả; tránh để trẻ bị sặc, trớ; chích nౠgừa cúm theo mùa rất cần thiết. Người lớn, trẻ nhỏ nên uống nhiều nước, vận động khoa học để tăng cường sức đề kháng...
Hoàng My