Túi thừa đại tràng là những túi nhỏ, phồng lồi ra bên ngoài thành đại tràng. Túi thừa có thể xảy ra bất cứ nơi nào ở đại tràng nhưng phổ biến nhất là ở gần cuối của đại tràng phía bên trái (đại tràng chậu hông). Bệnh túi thừa rất thường gặp, nhꦅất là sau 40 tuổi.
Viêm túi thừa là tình trạng túi thừa bị viêm nhiễm và các mô xung quanh༺ túi thừa sưng phù nề. Viêm túi thừa có thể diễn tiến gây các biến chứng như xuất huyết, thủng gây đau bụng dữ dội, sốt, buồn nôn, tiêu chảy, đi cầu máu.
Viêm túi thừa nhẹ có thể cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống như ăn thực phẩm giàu chất xơ, dùng thuốcꦍ chống co thắt cơ hoặc thuốc kháng sinh. Trường hợp viêm túi thừa nặng gây biến chứng hoặc tái phát, người bꦺệnh có thể phải phẫu thuật.
Triệu chứng
Thạc sĩ, bác sĩ Ngô Hoàng Kiến Tâm, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết, đa số bệnh nhân bị bệnh túi thừa đại tràng không có triệu chứng. Khoảng 20% bệnh nhân có một số triệu chứng như đau bụng nhiều kèm sốt (khi túi thừa bị thủng); chướng bụng, đầy hơi; buồn nôn và ói mửa; táo bón hoặc tiêu chảy; đi cầu máu (khi túi thừa bị xuất huyết); tiểu ra phân, khí (khi🍌 túi thừa bị viêm lâu ngày gây rò bàng quang - đại tràng).
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Bác sĩ Tâm chia sẻ thêm, giả thuyết được phần lớn các chuyên gia chấp nhận là viêm túi thừa do tăng áp lực trong lòng đ༺ại tràng, do chế độ ăn ít chất xơ làm những vùng yếu của thành đại tràng bị lồi ra và hình thàn🍌h những túi thừa.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm túi thừa như tuổi càng l✱ớn, ít vận động, chế độ ăn ít chất xơ. Một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu và thuốc giảm đau gây ngủ có thể làm tăng táo bó𝓡n và làm tăng áp lực trong lòng đại tràng. Bất kỳ những yếu tố gây tăng áp lực đều có thể dẫn đến sự hình thành của đa túi thừa.
Biến chứng
Bác sĩ Kiến Tâm cho biết thêm, biến chứng thường xảy ra khi viêm túi thừa cấp tính. Khoảng 25% những người bị viêm túi thừa cấp tính phát triển các biến chứng. Các biến chứng của túi thừa bao gồm c꧂hảy máu, hẹp lòng đại tràng làm cho phân khó đi 🌌qua, hình thành một đường nối với cơ quan khác hoặc ra da (gọi là rò). Nếu có rò thì thường là rò đại tràng với bàng quang hoặc cũng có thể rò đại tràng ra da, vòi tử cung, âm đạo hoặc phần khác của ruột.
Ngoài ra, các𓃲 biến chứng khác có thể xuất hiện như áp xe vùng chậu do vỡ túi thừa, ♍viêm phúc mạc có thể xảy ra nếu túi thừa bị viêm nặng, vỡ túi thừa, làm tràn dịch ruột, phân vào khoang bụng. Viêm phúc mạc thường cần phải phẫu thuật cấp cứu.
Chẩn đoán, điều trị
Túi thừa đại tràng thường không gây ra triệu chứng và thường được phát hiện trong quá trình nội soi đại tràng. Bệnh cũng có thể được chẩn đoán bằng CT scan bụng chậu hoặc X-quang đại 🔴tràng cản quang. Trong một đợt viêm túi thừa cấp, CT scan🐬 có thể được sử dụng để chẩn đoán mức độ nhiễm trùng.
Những bệnh nhân mắc bệnh túi thừa không có triệu chứng được khuyên ăn chế độ nhiều chất xơ. Hầu hết các trường hợp viêm tú🍒i thừa có thể được điều trị với kháng sinh. Viêm túi thừa với biến chứng áp xe có thể được điều trị với kháng sinh và dẫn lưu.
Phẫu thuật cho bệnh túi thừa đ🎶ược chỉ định trong các tình huống sau:
- Viêm túi thừa vỡ dẫn đến mủ và phân chảy vào trong ổ bụng gây viêm phúc mạc. Bệnh thườnജg nặng và ꦚcần phải mổ cấp cứu
- Áp xe dẫn lưu không hiệu quả.
- Trường hợp nặng của viêm túi thừa không đáp ứng 💃🔯điều trị nội khoa.
- C📖ần thiết điều trị tích cực ở bệnh nhân có cơ địa suy giảm miễn dịch💞 như bệnh nhân sau ghép tạng hoặc hóa trị.
- Viêm túi thừa gây hẹp đại tràng hoặc rò.
- Bệnh nhân có nhiều đợt viêm tái pháꦜt có thể chỉ định phẫu thuật như một chiến lược để phòng ngừa tái phát.
Mục tiêu của phẫu thuật là giải quyết ổ nhiễm trùng: cắt túi thừa, cắt đoạn đại tràng, dẫn lưu áp xe, rửa bụng... Xu hướng của thế giới hiện nay là🥂 phẫu thuật nội soi. Ưu điểm của phẫu thuật nội soi so với mổ mở🌜 là ít đau, giảm tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ, thời gian phục hồi nhanh hơn.
Sau phẫu thuật, người bệnh cần nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, tránh vận động mạnh. Thường sau vài ngày các triệu chứng sẽ được cải thiện, người bệnh có thể ăn thêm nhiều loại thực phẩm gi🉐àu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, rau quả, trái cây.
Phòng ngừa
Theo bác sĩ Tâm, khi túi thừa được hình thành nó sẽ tồn tại vĩnh viễn, do đó không có phương pháp nào để phòng ngừa ♋bệnh túi thừa. Tuy nhiên, chúng ta có thể ngăn ngừa sự hình thà🌼nh thêm túi thừa hoặc làm bệnh xấu hơn bằng các biện pháp như:
Luyện tập thể dục đều đặn: giúp thúc đẩy chức năng bình thường của ruột và giảm áp lực bên trong ruột kết. Bác sĩ khuyên mỗi người nên cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để 👍rèn luyện thể lực, phòng ngừa bệnh viêm túi thừa cũng như 🐲nhiều bệnh khác.
Ăn nhiều chất xơ: làm giảm nguy cơ viêm túi thừa. Mọi người nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau tươi và ngũ cốc để làm mềm ෴chất thải và giúp chất thải đi qua ruột già nha𒀰nh hơn.
Uống nhiều nước: góp 𒅌phần ngừa tình trạng táo bón.
Tránh hút 𓆏thuốc: hút t🌞huốc có liên quan đến tăng nguy cơ viêm túi thừa.
Không được trì hoãn việc đi đại tiện: nhịn đại tiện khiến phân bị khô, dồn tắc lại làm tăng áp lựcꦇ trong ruột già gây ra nguy cơ mắc bệnh túi thừa.
"Bệnh viêm túi thừa có thể dẫn đꦫến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Mọi người chúng nên phòng ngừa và khám sức khỏe định kỳ nh🌼ằm phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời", bác sĩ Tâm nói thêm.
Phạm Quỳnh Phương