Trả lời:
Viêm tuyến vú có hai nhóm chính là viêm vú liên quan tiết sữa thường xảy ra trên phụ nữ đang cho bé bú và viêm vú không liên quan tiết sữa. Viêm vú không liên quan tiết sữa diễn tiến chậm hơn và dễ nhầm lẫn ung thư vú, đ🤪iều trị cũng khó khăn và lâu dài hơn.
Viêm tuyến vú liên quan đến tiết sữa thường xảy ra nhất ở phụ nữ đang cho con bú (viêm tuyến vú do tiết sữa) gây sưng, nóng, đỏ và đau vú, đôi k🍎hi có thể bị sốt và ớn lạnh. Bệnh gây mệt mỏi, kiệt sức, khó khăn cho việc chăm sóc em bé. Đôi khi, viêm tuyến vú sau sinh khiến người mẹ phải cai sữa cho con trước dự 🃏định. Nhưng cũng có trường hợp tiếp tục cho con bú ngay cả khi đang dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm tuyến vú sau sinh có thể lại tốt hơn cho cả mẹ và bé.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm tuyến vú sau sinh ꧒có thể xuất hiện đột ngột, bao gồm: mô vú dày lên hoặc có khối u ở vú; vú sưng tấy; sờ vào vú cảm thấy ấm, nóng; có một mảng đỏ da, thường ♔có dạng hình nêm. Một số bà mẹ cảm giác đau hoặc nóng rát liên tục hoặc khi cho con bú; sốt từ 38,5 độ C.
Viêm tuyến vú sau sinh không làm tăng nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, các triệu chứng viêm tuyến vú sa꧃u sinh tương tự như các triệu chứng của ung thư vú dạng viêm. Đây là loại ung thư hiếm gặp và nguy hiểm, có phát ban ở ngực. Giống như viêm tuyến vú sau sinh, một hoặc cả hai vú của n🐈gười bị ung thư vú dạng viêm có thể đỏ, sưng lên. Ung thư vú dạng viêm thường không gây ra khối u ở vú.
có thể đề nghị siêu âm hoặc chụp quang tuyến vú hoặc cả hai. Nếu các triệu chứng vẫn còn ngay cả sau khi bạn hoàn thành một đợt điều trị bằng kháng🌃 sinh, bạn có thể cần làm sinh thiết để đảm bảo rằng bạn không bị ung thư vú.
Viêm tuyến vú sau sinh không được điều trị đầy đủ hoặc do tắc ống dẫn sữa có thể gây ra một khối mủ (áp xe) phát triển trong tuyến vú. Áp xe thường cần phẫu thuật dẫn lưu. Khi xuất hiện các triệu chứng: đau vú, tiết dịch núm vú, cảm giꩲác nặng hơn đi sau 24 giờ dùng kháng sinh hoặc vài ngày tự điều trị tại nhà, bạn nên đi khám bác sĩ. Nguyên nhân gây viêm tuyến vú sau sinh ở phụ nữ có thể gồm:
Tắc ống dẫn sữa: Nếu vú không hết sữa hoàn toàn sau khi cho bú, sữa tồn dư vón cục lại có thể làm một trong các ống dẫn sữa bị tắc nghẽn. Sự tắc nghẽn này lại càng khiến sữa bị ứ đọng, dẫn đến🐟 viêm tuyến vú sau sinh.
Do vi khuẩn xâm nhập vào tuyến vú: Vi khuẩn từ bề m👍ặt da của bạn và miệng của em bé có thể xâm nhập vào ống dẫn sữa qua vết nứt trên núm vú hoặc qua lỗ mở ống dẫn s🌊ữa. Sữa ứ đọng trong vú không được vắt sạch tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm tuyến vú sau sinh như: từng bị viêm tuyến vú sau s🤪inh trước đó khi đang cho con bú; núm vú bị đau hoặc nứt. Viêm tuyến vú sau sinh thậm chí có thể phát triển mà không thông qua m🐻ột vết nứt trên núm vú hoặc da. Mặc áo ngực chật hoặc tạo áp lực lên ngực khi sử dụng đai an toàn (trên xe ôtô) hay khi đeo túi nặng, dòng sữa bị hạn chế; kỹ thuật chăm sóc không đúng cách; quá căng thẳng hoặc mệt mỏi; dinh dưỡng kém; hút thuốc lá... cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đỗ Thùy Giang
Trưởng khoa Ngoại Vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM