Theo báo cáo v🃏ề thị trường tín chỉ carbon rừng của Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được Thủ tướng giao triển khai 2 thỏa thuận chuyển nhượng kết quả giảm phát thải.
Thỏa💎 thuận về chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) Nam Trung Bộ và Tây Nguyên giai đoạn 2022-2026, đang được Bộ đàm phán 🍬với Tổ chức tăng cường tài chính lâm nghiệp (Emergent).
Emergent là cơ quan nhận ủy thác của Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính cho rừng (LEAF). Ngày🅰 31/10/2021, tại COP26 Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan ký kết Ý định thư với Emergent dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Việt Nam sẽ chuyển nhượng cho LEAF/Emergent 5,15 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng vùng này với giá tối thiểu 10 USD một tജấn CO2, tương đương tổng giá trị là 51,5 triệu USD (1.277 tỷ đồng).
Bộ đã hoàn thiện nộp hồ sơ đăng ký cấp tín chỉ theo tiêu chuẩn TREES. Đồng thời, khẩn trương tổ chức các phiên đàm phán kỹ thuật với ♏Tổ chức Emergent để hoàn thiện đề án đàm phán, báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định.
Năm ngoái, thỏa thuận đầu tiên về chi trả giảm phát thải khí nhà kính Bắc Trung Bộ (ERPA Bắc Trung Bộ) đã được Bộ chuyꩵển nhượng thành công cho Ngân hàng Thế giới (WB) với sản lượng 10,3 triệu tấn CO2. Giá mỗi tấn CO2 được chi trả là 5 USD một tấn.
Sau khi chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2 trên, Việt Nam còn dư 5,91 triệu tấn CO2 giai đoạn 2018-2019. Bộ đề xuất chuyển thêm 1 triệu tấn CO2 cho WB. Số còn lại, Bộ này muốn Thủ tướng đề xuất WB giới thiệu đối tác tiềm năng mua lượng giảm phát thải này theo phương 🎃thức ERPA đã ký, hoặc hỗ trợ Việt Nam kết nối thí điểm đấu giá thông qua các sàn giao dịch quốc tế. Bởi thời điểm này, Việt Nam khó tìm đối tác để trao đổi th꧑ương mại khi mảng này còn khá mới.
Theo Cục Lâm nghiệp, thế giới hiện nay có thị trường carbon quốc tế tự nguyện và thị trường carbon nꦉội địa (bắt buộc).
Thị trường carbon quốc tế tự nguyện hướng đến nhu cầu tự nguyện giao dịch tín chỉ để phục vụ𒅌 trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhằm tạo thêm nguồn cung tín chỉ cho thị trường carbon nội địa. Thị trường carbon tự nguyện thường dựa trên cơ sở các hợp đồng, thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương giữa các tổ chức, công ty hoặc quốc gia.
Hiện nay, mức giá carbon trên thị trường tự nguyện của thế́ giới dao động 2-4 USD một tấn CO2, trong đó mức giá carbon của✨ lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất n🉐ăm 2021 đạt 3,07 USD một tấn. Theo trang carboncredits.com cập nhật, mức giá carbon của hệ sinh thái tự nhiên ngày 5/3 đạt 1,57 USD một tấn CO2.
Theo Cục Lâm Nghiệp, trên thế giới có gần 30 quốc gia, vùng lãnh thổ🍨 đã ban hành thuế carb𒉰on, mức thuế từ 1-137 USD một tấn CO2.
Việt Nam🐽 là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán dựa trên🦄 kết quả giảm phát thải từ Quỹ Đối tác carbon lâm nghiệp của WB.
Tín chỉ carbon rừng được tạo ra từ các hoạt động dự án giảm phát thải nhà kính như giảm mất rừng và suy thoái rừng; tăng cường hoạt động trồng, tái trồng rừng, tái tạo thảm t༺hực vật và ho🐠ạt động tăng cường quản lý rừng.
Chủ rừng có thể quy🐻 đổi diện tích rừng đang quản lý, bảo vệ ra lượng hấp thụ khí CO2, ra tín chỉ cꦿarbon và có thể bán tín chỉ này tại thị trường carbon qua cơ chế giảm phát thải khí nhà kính.
Thi Hà