Sáng 27/6, tại diễn đàn Kinh tế xanh - Trách nhiệm mở rộng nhà xuất do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ở Hà Nội, ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường, dẫn báo cáo cho biết ở châu Á Việt Nam đℱứng thứ 16/50, ở Đông Nam Á xếp sau Timor-Leste về chỉ số kinh tế xanh. Thứ hạng này bằng với năm 2022, Việt Nam xếp thứ 79/160 quốc gia.
Theo ông Thọ, kết quả trên dựa vào nỗ lực tăng độ che phủ rừng từ gần 39% năm 2018 lên 42% năm 2020, thu hút 9 tỷ USD vào các lĩnh vực xanh. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế x🍸anh vẫn chưa đạt yêu cầu khi năm 2020 mới tạo ra 6,7 tỷ USD, chiếm 2% GDP. Lĩnh vực này mới tạo ra hơn 400.000 việc làm, chiếm 1,1%ꦅ toàn quốc. Tỷ lệ này thấp so với các nước dẫn đầu như Pháp 3,3%; Trung Quốc 6,7%.
Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho rằng thời gian gần đây nhiều tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp lớn đã đẩy mạnh chuyển đổi xanh phục vụ ứng phó với biến đổi khí h꧑ậu và phát triển kinh tế carbon thấp, hướng tới mục tiêu Net Zero. Tuy nhiên, sự thay đổi này chủ yếu diễn ra ở khối doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm số lượng lớn, nhưng chưa quan tâm thích đáng và chưa chuyển biến rõ nét.
"Chúng ta cần có quyết sách đủ mạnh để cụ🍃 thể hóa quan điểm đầu tư cho môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững. Bộ sẽ đề xuất hệ thống quan điểm mớiဣ, tư duy mới đáp ứng bối cảnh tầm nhìn đến 2050", ông Thành nói và thêm rằng quan điểm xuyên suốt là nhà nước đóng vai trò kiến tạo, dẫn dắt, doanh nghiệp và người dân là trung tâm và chủ thể thực hiện.
Ông Erick Contreras, đồng Chủ tịch Tiểu ban Tăng trưởng xanh EuroCham,🐼 cho rằng Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Để thực hiện mục tiêu, Chính phủ cần gỡ bỏ rào cản đồng thời làm rõ🔯 các quy định nhằm tạo điều kiện hơn cho các doanh nghiệp đầu tư và triển khai dự án năng lượng tái tạo và kinh tế tuần hoàn.
"Việt Nam nên tiếp tục ưu tiên và đẩy mạnh đầu tư vàဣo hạ tầng công cộng trọng điểm. Các hạng mục ưu tiên đầu tư bao gồm điện lưới, các kết nối hỗ trợ, cơ sở tái chế, xử lý chất thải, mạng lưới giao thô༒ng công cộng sử dụng xe điện, xe buýt điện và các hạng mục khác", ông Erick Contreras nói.
Kinh tế xanh (Green economy) là nền kinh tế ít carbon, giảm thiểu mối nguy hại đến môi trường cũng như tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Ý nghĩa cốt lõi của nó là tăng trưởng kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường sống trong sạch và bền vững. Chỉ số phá🍨t triển xanh được xây dựng trên 18 chỉ số, trong đó trọng tâm là môi trường, biến đổi khí hậu, giảm phát thải carbon và đầu tư xanh.