Chiều 11/10, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 44-45 và các hội nghị liên quan, Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru 💎đã chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC) lần thứ hai.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các nước cần hành động quyết liệt, với ý chí và quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa trong ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới sớm đạt mục tiêu Net Zero tại khu vực châu Á.
Để thực hiện mục tiêu này, Thủ tướng chia sẻ Việt Nam đã và đang triển khai mạnh mẽ nhiều biện pháp toàn diện, đồng bộ, đặc biệt là nhiều chiến lược, chính sách, đề án quốc gia về biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng tái tạo, nông nghiệp, giao thông giảm phát thải. Việt Nam cũng thúc đẩy xây dựng thị trường tín chỉ carbon, hoạt động kinh doanh, mua sắm xanꦇh; ưu tiên thu hút các dòng đầu tư, tài chính xanh cho nghiên cứu và phát triển công nghệ, năng lượng xanh trên tinh thần "lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ", bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và 𝔉người dân.
Thủ tướng tán thành ý tưởng thiết lậ🌄p thị trường điện ASEAN, kết nối điện qua cáp ngầm truyền tải điện và các nước♐ sẽ tiến tới đàm phán Hiệp định liên chính phủ về nội dung này.
Lưới điện ASEAN (APG) được coi là một trong những "chìa khóa" để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng đồng thời theo đuổi mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính ở khu vực. Tuy nhiên, việc thực hiện APG đòi hỏi phải vượt qua nhiều thách thức như đánh giá tính khả thi về k🍰ỹ thuật và thương mại, khuôn khổ thể chế và năng lực quản lý, cũng như hài hòa các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu.
Sáng cùng ngày, phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Mỹ lần thứ 12, ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác, hỗ trợ ASEAN nâng cấp lưới điện khu vực.
Tại hội nghị chiều nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các nước thành viên AZEC đẩy nhanh việc nghiên cứu, phát triển, c🌳huyển giao các công nghệ và nănಌg lượng thế hệ mới giúp giảm phát thải khí nhà kính trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế. AZEC cần thiết lập chuỗi cung ứng bền vững các loại nhiên liệu xanh để bảo đảm an ninh năng lượng trong khu vực, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng phù hợp với hoàn cảnh đặc thù, năng lực và ưu tiên phát triển của mỗi quốc gia.
Việt Nam đề xuất các bên thúc đẩy các mô hình tài chính khí hậu mới, đặc biệt dựa trên quan hệ đối tác công tư. Các nư🐈ớc đang phát triển cần được tạo điều kiện tiếp cận các khoản vay ưu đãi lớn hơn, trong đó có thể tính đến việc thành lập một quỹ riêng của AZEC dành cho việc triển khai các dự án xanh, với các điều kiện ưu đãi, dễ t🥂iếp cận cho các quốc gia thành viên do việc tiếp cận khoản tài chính 10 tỷ USD còn rất khó khăn.
Bên cạnh đó, các nước cũng cần tăng cường phối hợp chính sách thông qua Trung tâm "Không phát thải châu Á" và tăng cường hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, quản trị thông minh trong lĩnh vực năng lượng và🔜 công nghệ xanh ở các quốc gia thành viên.
Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru khẳng định AZEC đóng vai trò là nền tảng quan trọng, thúc đẩy giảm phát thải và tă✤ng cường hợp tác khu vực để đạt mục tiêu phát triển kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu.
🔜Theo ông Shigeru Ishiba, đã có 100 bản ghi nhớ hợp tác và các sáng kiến hợp tác đang được xúc tiến triển khai tại Indonesia (các dự án nhiệt điện), Việt Nam (hệ thống phân phối điện, phát triển thị trường carbon), Lào (các dự án điện sạch). AZEC sẽ cũng sẽ thúc đẩy hợp tác trong các ngành công nghiệp, giao thông, nông🌄 nghiệp.
Hội nghị ⛄đã thông qua Tuyên bố của các nhà lãnh đạo Cộng đồng châu Á phát thải🀅 ròng bằng "0" làm cơ sở để các quốc gia thành viên triển khai các hoạt động hợp tác.