Sau nhiều năm nghiên cứu, đến nay, Trung tâm 🎶🥂Nghiên cứu ứng dụng đậu nành Vinasoy (thành lập năm 2013) đã lai tạo thành công hai giống đậu nành mới, không biến đổi gen gồm: Vinasoy 01-CT và Vinasoy 02-NS. Sản phẩm được Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chứng nhận bảo hộ giống cây trồng vào năm 2019.
Mới đây, Cục Trồng trọt đã ra thông báo chấp nhận tự công bố lưu hành giống Vinasoy 02-NS cho khu vực Tây Nguyên và miền Trung. Giống này được lai tạo và chọn lọc bằng phương pháp lai hữu tính từ giống đậu nành hoa trắng của Cư Jút (Đắk N🥀ông), có đặc tính nổi trội.
Theo ông Huỳnh Sơn Hải - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng đậu nành Vinasoy (VSAC) - giống Vinasoy 02-NS có khả năng thích ứng tốt tại các vùng sản xuất, quả chín đồng đều, kích thước hạt lớn, kháng được nhiều loại sâu bệnh hại. Giống này cho năng suất 25-35 tạ một héc ta.
Ông Hải cho biết thêm, giống đậu nành Vinasoy 02-NS được Cục Trồng trọt cấp phép lưu hành là một bước tiến quan trọng trong công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học của Vinasoy. Điều này khẳng định Vinasoy không chỉ là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành hàng sữa đậu nành, mà còn đủ khả năng chọn tạo ra những giống đậu nành mới có đặc tính nông học, phù hợp với các vùng nguyên liệu và đáp ứng chất lượng♚.
Bên cạnh đó, việc sở hữu ngân hàng gen đậu nành phong phú với hơn 1.500 dòng một giống và áp dụn🌠g công nghệ cao trong chọn tạo giống, thời gian tới, VSAC sẽ đẩy nhanh việc chọn tạo những giống đậu nành mới cho từng vùng nguyên liệu trong nước. Sản ph✨ẩm cho hạt chuyên biệt, chất lượng phù hợp với các dòng đang phát triển cho người Việt Nam và các thị trường quốc tế của Vinasoy.
Tâm huyết phát triển vùng nguyên liệu đậu nành nội địa
Đại diện Vinasoy chia sẻ, hạt giống đậu nành là đầu vào quan trọng cho hành trình phát triển vùng nguyên liệu đậu nành trong nước mà đơn vị này đã tâm huyết và nỗ lực gây dựng nhiều năm 🗹nay. Ngoài đảm bảo nguồn nguyên liệu đủ, tốt, mang giá trị dinh dưỡng Việt Nam cho các sản phẩm của Vinasoy, phát triển vùng nguyên liệu đậu nành nội địa còn là trách nhiệm với cộng đồng, với nền nông nghiệp Việt Nam.
Vinasoy đã thử nghiệm thành công việc đưa cây đậu nành trồng trên đất lúa tại miền Bắc (Hà Nội và Vĩnh Phúc) từ vụ Đông năm 2019. Đến đầu năm nay, Vinasoy đã đưa cây đậu nành xuống Đồng bằng sông Cửu Long thử nghiệm trên đất lúa tại Đồng Tháp và Vĩnh Long. Thử nghiệm trên nền giống đậu nành Vinasoy 02-NS và giống địa phương cho thấy cây đậu s🉐inh trưởng phát triển tốt, phù hợp với thổ nhưỡng, thời vụ và khí hậu khu vực này. Nhiều bà con nông dân đánh giá giống Vinasoy 02-NS có nhiều ưu điểm, cho năng suất cao.
Bên cạnh đó, Vinasoy đã hợp tác với nhà sản xuất máy nông nghiệp lớn tại Việt Nam và thử nghiệm thành công máy gặt đậu nành. Đại diện Vinasoy cho biết, đậu nành sau khi thu hoạch bằng máy đảm bảo chất lượng làm nguyên liệu cho Vinasoy theo tiêu chuẩn chọn lọc khắt khe. Việc trồng và thử nghiệm thành công máy gặt đậu nành trên đất lúa mở ra tiềm năng cho việc phát triển cây đậu nành tại Đồng bằng sông Cửu Long vào vụ xuân hè trong cơ cấu "2 vụ lúa - 1 vụ đậu". Hoạt động này góp♈ phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ứng phó với biến đổi khí hậu, giúp tăng thêm thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.
Hiện nay, Vinasoy còn phát triển vùng nguyên liệu tại bốn vùng trong cả nước: miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long theo mô hình hợp tác toàn diện. Vinasoy cung ứng giống, hỗ trợ kỹ thuật canh tác và bao tiêu toàn bộ sản phẩm đạt chất lượng với giá cạnh tranh, đảm bảo nông dân có lời. Đồng thời, việc mở rộng vùng nguyên liệu trên cả💛 nước sẽ giúp Vinasoy có được nguồn đậu nành nguyên liệu chất lượng cao, tươi mới quanh năm. Các sản phẩm đặc thù và sáng tạo sẽ được Vinasoy giới thiệu ra thị trường trong tương lai.
(Nguồn: Vinasoy)