Mỗi gia đình♔ quản lý tiền tùy theo từng hoàn cảnh, chứ không nhất thiết phải là đưa hết cho vợ giữ hay chồng giữ. Ai là người biết chi tiêu hơn thì người đó nên giữ.
Chồng luôn đưa hết thu nhập về cho vợ, lương tôi cũng công khai cho chồng biết. Lương tôi chỉ tám triệu đồng một tháng, nên để chi tiêu những khoản trong nhà. Thu nhập của chồng, tôi gửi tiết kiệm ngân hà🃏ng 80%, còn 20% t♛hì gửi ATM để phòng những trường hợp cần chi vượt quá lương mình. Tài khoản ATM đó tôi lập tên mình và lập thêm một thẻ phụ cho anh, anh có thể rút thoải mái cho những việc cần kíp, nếu không thì mỗi sáng tự lấy tiền trong tủ hoặc kêu mình đưa.
Chồng tôi kinh doanh riêng, công ty nhỏ, nên cũng có một tài khoản riêng cho công việc, là tài khoản cá nhân của anh để tách biệt với tiền gia đình. Và ngoài ra anh còn có một tài khoản c🅘ông ty giao cho kế toán phụ trách dưới sự quản lý của anh. Hai tài khoản này tôi không quan tâm tới, khi nào anh nói thì biết, không nói thì thôi.
>> Đưa 20 triệu mỗi tháng, vợ tôi không tiết kꦉiệ🍃m đồng nào
Tiền lời mỗi hợp đồng sau khi trừ chi phí anh đưa lại cho thì tôi mới gửi vào tài khoản gꦦia đình. Có những khi anh làm ăn không được tốt thì cũng không phải lo gì về chi tiêu gia đ🐎ình vì đã có lương của tôi. Nếu anh làm ăn có dư chút đỉnh thì tôi mới dám mua cái này cái kia, còn không thì chỉ tối đa sử dụng trong khoản lương hàng tháng.
Nói thêm là vợ chồng tôi vẫn ở nhà thuê, chưa có con. Sau hai năm lấy nhau, bây giờ✨ khoản để dành của hai vợ chồng cũng để được kha khá, khoảng gần 300 triệu đồng. Bố mẹ chồng mua cho miếng đất để vợ chồn tôi tự xây nhà.
Chồng nói tôi là người biết chi tiêu, nên đưa tiền cho tôi, vì anh đi mua gì cũng bị người ta bắt nạt – hét giá cao, mà anh lại không biết trả giá. Với lại, khi mua sắm cái gì trong nhà tôi đều hỏi ý kiế🐈n anh rồi cả hai cùn💧g bàn bạc, chọn lựa. Thường thì tôi để anh quyết định về màu sắc kiểu dáng vì gu thẩm mỹ của anh hơn tôi (anh là kiến trúc sư).
Còn ༺việc mua ở đâu, so sánh chất lượng của từng cái thì tôi chọn vì có thời gian nghiên cứu – tìm hiểu xem nơi nào giá rẻ, nhờ người quen hoặc lên mạng xin tư vấn mua loại nào tốt hơn. Kể cả mua sắm quần áo, giày dép hay đồ dùng cá nhân tôi đều muốn anh chọn cùng. Nếu thích món nào đó quá, mình sẽ hỏi anh trước khi mua, nếu có điều kiện thì anh đi mua cùng với tôi.
Anh cũng rất thoải mái với vợ, biết vợ thích món nào thì luôn ủng hộ vợ mua mặc dù nhiều khi mình𓆏 tiếc tiền không mua, chính anh là người tiếc hùi hụi. Còn bản thân anh thì không quan trọng quần🎶 áo này nọ nên nhiều khi tôi ép anh phải mua, phải vin cớ không thường xuyên giặt đồ cần phải có nhiều bộ thay đổi. Một tuần mới giặt đồ một lần, tiết kiệm nước và điện, để anh phải chấp nhận cùng tôi đi mua quần áo.
Những dịp nhậu nhẹt hay tiếp khách, tôi đều thoải mái đưa tiền cho anh hoặc để anh tự rút. Đi ăn bên ngoài thường anh trả tiền, lâu lâu cũng biếu xén cả hai bên nội ngoại, bên nội thì mình đưa, bên ngoai thì anh đưa. Ngoài ra, khi làm ăn dư dả, hai vợ chồng cũng thường quan tâm mấy đứa em và con cháu trong gia đình. Đơn giản chỉ là dẫn chúng nó đi ăn hoặc tổ chức sinh nhật ch🦩o mỗi đứa, giúp chúng định hướng công việc hoặc nếu chúng kẹt tiền thì cho mượn. (Tuyệt đối không cho tiền, vì sợ chúng ỷ lại, hoặc tiêu pha không đúng m💖ục đích).
Những ngày lễ tết, biếu quà hai bên gia đình, tôi luôn là 🐼người gợi ý, tôi muốn mua quà về bên nhà anh💦, anh luôn gạt đi vì cha mẹ anh không thiếu gì với lại sợ bị mẹ la vì tiêu phung phí (mẹ anh là người rất tiết kiệm). Tôi phải dùng mọi lý lẽ đúng đắn thuyết phục, gửi mỗi người một món quà nhỏ. Thế là anh cũng tự động mua quà biếu bố mẹ tôi.
>> 'Người chồng tinh tế sẽ đưa lương cho vợ giữ'
Vợ chồng tôi dùng phần m🧔ềm quản lý chi tiêu trên điện thoại. Cuối ngày lưu lại những gì đã chi trong ngày. Của ai nấy ghi, ai muốn xem của người kia thì xem thoải mái. Cuối tháng tổng hợp lại xem chi hết bao nhiêu, phần mềm đó có thể xuất ra exel luôn nên cũng tiện theo dõi. Tháng nào chi tiêu vượt quá mức đề ra thì phải in cả hai bảng excel ra xem chi những khoản gì khôn🉐g hợp lý để cả hai cùng rút kinh nghiệm.
Thực ra, tiền riêng hay chung không quan trọng, vì nếu cả𓆏 hai đều biết sống và tin tưởng nhau thì không sao. Chỉ có một số người sợ tiền của mình người khác xài mất thì chính họ cũng sẽ không tìm thấy sự hạnh phúc trong việc sống chung với bạn đời của mình, vì luôn tính thiệt hơn.
Ngoài ra những trường hợp đ🌊ặc biệt như người vợ – hoặc chồng không biết chi tiêu, tiết kiệm, hoặc là người phá của hoặc chỉ biết lo nghĩ – mua sắm – để dành cho riêng mình, hoặc biếu xén riêng gia đình mình thì đó là những người chưa trưởng thành về nhân cách, khó có thể sống hạnh phúc với bất cứ người nào.
Đã là vợ ch♏ồng thì phải biết chăm lo và nghĩ cho nhau như thế mới lâu bền và hạnh phúc, không phải lo nghĩ về tiền bạc, mới là những người có thể đồng cam cộng khổ, cùng giúp nhau vượt qua khó khăn cũng như khi giàu có cũng luôn có nhau - không ruồng bỏ nhau.
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.
Mallsnail