Gia đình tôi vừa mua được một căn nhà tọa lạc tại tỉnh ven TP HCM. Cách nhà tầm 300 mét là một hồ nước, quanh hồ là mảng xanh mà tôi hay gọi là "rừng phân tán cuối cùng của khu vực", xung quanh là đất đã chuyển thổ cư gần⛦ hết. Và theo bản đồ quy hoạch trên website thông tin về phường thì mảng đất quanh hồ này sẽ là công viên du lịch trong tương lai.
Cũng vì chiếc hồ và mảng cây xanh này mà tôi 𓆉quyết định chuyển từ TP HCM về đây với hy vọng không khí bớt ô nhiễm hơn, trong lành hơn một chút. Quả thật, lúc tôi tìm mua một căn nhà nào đó, ở khu vực nào đó, yếu tố đầu tiên tôi quan tâm là mảng xanh của nó, đảm bào phải xa khu công nghiệp, hoặc nếu gần khu ông nghiệp thì cũn🌳g phải là loại hình công nghiệp nhẹ. Sau đó, tôi mới đi thực địa xem tình hình thực tế thế nào, kiểm tra xem ở đó không khí xung quanh có thật sự trong lành hay không?
Mỗi ngày chồng tôi đi làm về, dù đã 21-22h nhưng anh vẫn chạy xe từ Thủ Đức qua đây để kiểm tra chất lượng không khí. Anh hay ngửi thật sâu xem có mùi của hóa chất hay mùi khí đốt gì không? Lúc đó, tôi có đi theo vài lần, giữa đêm cũng có, xế chiều cũng có, và phải công nhận không khí về đêm𝓰 ở đây 🔥rất trong lành. Khi đó, nơi đây vẫn còn rất nhiều cây xanh cao lớn.
Lúc chúng tôi chuyển về nhà mới là cuối tháng 10/2023. Lúc này, cây cối vẫn xanh um tùm quanh nhà. Muỗi và côn trùng rất nhiều, có lúc tràn vào nhà thành đàn. Có hôm, tôi phát hiện được cả bầy o𝓡ng lạc tổ bay vào nhà mình. Nhưng từ tháng 1/2024 đến nay, cây trong rừng đó đã bị đốn chặt gần 2/3. Rác mà người dân tới chơi hóng mát, cắm trại vứt lại mỗi lúc một tăng lên. Có cả một đàn bò rất đông được người ta chăn dắt qua đây cho gặm cỏ.
Các hộ dân xung q🦩uanh nhà thì trông rau, cây hoa màu ngắn ngày, đốt thực bì phổ biến. Ngoài ra, còn n༺hững hộ dân đốt rác thải sinh hoạt (nào quần áo, chai nước, bịch nilon, hộp giấy đựng thức ăn, lon bia , chai thủy tinh, rác xây dựng...) tạo nên những đám khói lớn nhỏ đen kịt, bốc cao lên cả tận đọt tre. Nhà bác hàng xóm thuê nhà kế bên nhà tôi có con nhỏ phải vội vàng bế cháu chạy ra ngoài vì khói tràn cả vào nhà. Bác bảo "không thở được", và lo cho đứa nhỏ còn nằm nôi, chưa biết đi.
>> 'Đẩy nhanh cấm xe khi Hà Nội báo động đỏ ô nhiễ꧅m bụi mịn'
Thế là niềm vui được dời ra vùng ngoại ô, để được hưởng chút không khí trong lành hơn, giờ với tôi chỉ còn là nỗi ám ảnh của việc hít khói độc từ thói quen đốt rác thải sinh hoạt, của chặt cây rừng, đốt vườn... Tôi quen một anh hàng xóm🔯 có trồng cây để khai thác nên hỏi anh: "Tại sao họ lại chặt cây trong rừng quanh hồ như vậy? Từ lớp xanh um bao trùm khu vực tới bây giờ muốn trọc lóc hết rồi".
Anh đáp: "Trồng cây tràm này chỉ có 4-5 năm là thu hoạch, nếu không cây sẽ trống ruột mà ngã chết. Sau khi thu hoạch 𒅌tận thu, các hộ nông dân sẽ đốt toàn bộ, vào mùa mưa họ sẽ bắt đầu trồng lại mới, theo ngôn ngữ lâm nghiệp là đốt thực bì".
Sau đó, tôi có nghiên cứu thêm nhiều tài liệu về việc đốt thực bì sau khi tận thu là một phương án đã rất cũ, có hại đặc biệt tới đất, môi trường và cũng không cho năng suất cao. Điều đáng nói là gần 10 năm trước, những trường hợp chặt cây trái phép thế này đã từng xuất hiện. Thế nhưng giờ đây, người ta lại để những hành động đó 🦋tá♚i diễn công khai. Lúc chứng kiến những người cưa cây, chồng tôi (người nước ngoài) đã thể hiện thái độ buồn bã và bức xúc bằng vốn tiếng Việt ít ỏi của mình: "Cây đẹp, tại sao, tại sao chặt...?".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan đi🅘ểm 168betvisa-slots.com.
- Người Việt ì ạch chống ô nhiễm không khí
- 'Đào đường, sửa vỉa hè ồ ạt cũng gây ô nhiễm không khí Hà Nội'
- 'Trước kia cả thành phố đốt than tổ ong vẫn dễ thở hơn bây giờ'
- 'Không dám ra ngoài trời tập thể dục vì Hà Nội ô nhiễm'
- Ô nhiễm không khí - không ai vô can
- 'Hà Nội ô nhiễm không khí vì nhiều công trình xây dựng kéo dài'