Ngày 16/8, bác sĩ Ngô Đình Triệu Vỹ, Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết anh Minh (ngụ Long An) có lượng tinh trùng cực ít, độ di động kém. Trung bình mỗi lần xuất tinh của n🍨am giới chứa 39 triệu tinh trùng. Anh Minh chỉ có 1-2 tinh trùng. Xét nghiệm cho thấy anh bị đột♒ biến gene mất tiểu vùng AZFc, là nguyên nhân kết hôn 8 năm vẫn chưa có con.
AZF (Azoospermia factor) l🦄à vùng được ꧙mã hóa nằm trên nhánh dài của nhiễm sắc thể Y ở nam giới. AZF gồm các tiểu vùng AZFa, AZFb, AZFc, chứa các gene quyết định khả năng sản xuất tinh trùng. Mất AZFc dẫn đến giảm mạnh số lượng tinh trùng, gây vô sinh nam.
T🔥heo bác sĩ Vỹ, đột biến AZF là thủ phạm gây 15-30% trường hợp vô sinh nam. Nguyên nhân đột biến có thể do di truyền, sự tái tổ hợp thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể.
Bác sĩ cũng đánh giá dù tinh trùng cạn kiệt, anh Minh vẫn còn cơ hội có con. Những trường hợp khác có thể cần mổ trích tinh trùng từ tinh hoàn (Testicular Sperm Extraction - TESE) hoặc các phương pháp khác. Tuy nhiên, vớ🦂i anh Minh thì chưa cần áp dụng. Bác sĩ chọn cách thu thập nhiều mẫu tinh dịch hơn thông thường và quay ly tâm, tức sử dụng hai lớp dung dịch để chọn lọc tinh trùng.
Với phương pháp này, các tế bào lạ, tinh trùng chết, dị tật được giữ lại ở lớp lọc. Những tinh binh khỏe mạnh, di động tốt sẽ vượt qua màng lọc, di chuyển xuống đáy ống ly tâm. Kỹ thuật viên phôi൩ học dựa vào hình dạng để đánh giá và "vét" được 9 tinh trùng để trữ đông.
Chị Ánh, vợ anh, bị buồng trứng đa nang. Bác sĩ Vỹ chọc hút được 15 noãn, tạo được🔥 5 phôi. Chị được chuyển một phôi vào tử cung, cuối tháng 6, đậu thai ngay lần đầu. Thai nhi hiện 10 tuần, phát triển khỏe mạnh. Các phôi còn lại được trữ đông giúp họ có cơ hội sinh thêm con.
Anh Minh cho biết từng khám nhiều nơi, đã được bác sĩ đề nghị mổ TESE hoặc xin tinh trùng để thụ tinh ống nghiệm nhưng anh từ chối. Lần này, anh chuẩn bị tâm lý và chi phí thực hiện, may mắn không phải🎃 mổ mà vẫn có con.
Bác sĩ Vỹ khuyến cáo nam giới đột biến AZF nếu sinh con trai nên xét nghiệm tinh trùng cho trẻ ngay khi dậy thì. Tùy tình trạng, người bệnh vẫn có khả năng tìm thấy tinh trùng, bảo tồn kịp thời, có con bằng thụ tinh ống nghiệm.
Vợ chồ🅷ng kết hôn sau một năm, quan hệ tình dục đều đặn và không tránh thai mà chưa có con nên khám toàn diện sức khỏe sinh sản của cả hai. Trường hợp mật độ tinh trùng dưới 5 triệu/ml, vô tinh không do tắc nghẽn, tiền căn sinh con dị tật... bệnh nhân được xét nghiệm AZF nhằm xác định căn nguyên gây .
Có nhiều phương pháp hỗ trợ sinh sản cho người bệnh, như kỹ thuật trích tinh trùng từ tinh hoàn và mào tinh (PESA, PESE, micro-TESE) hoặc tìm tinh trùng trong cặn lắng ly tâm, sau đó tiêm vào bào tương trứng🐓. Tùy tình trạng, bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, tăng khả năng có con, tiết kiệm chi phí, giảm biến chứng.
Hoài Thương
* Tên nhân vật đã được thay đổi