Tình trạng ốm nghén thai kỳ xảy ra sau khi chị sinh con gái đầu lòng. Từ đó đến nay 10 năm, chị nhiều lần phải nạo hút thai, gây vô sinh thứ phát - tức không thể đậu thai sau khi đã có con. Vợ chồng chị phải thụ tinh ống nghiệm, bé chào đời hồi tháꦐng 4.
Trước đó, họ đã thụ tinh ống nghiệm (IVF) một lần, thất bại. Tháng 3/2021, vợ chồng đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội (IVFTA) khám. PGS.TS.BS Lê Hoàng, Giám đốc trung tâm, phát hiện chị Hà bị dính niêm mạc buồng tử cung, hai vòi tử cung không thông hoàn toàn. Ngoài ra, tuổi cao khiến dự trữ buồng trứng của chị sụt gi🔜ảm, cơ hội mang thai tự nhiên mong manh. Bác sĩ chẩn đoán chị vô sinh thứ phát, hậu quả của nạo phá thai nhiều lần.
Nạo phá thai nhiều lần có thể làm phá vỡ chức năng củ😼a hệ thống thần kinh trung ương, gây rối loạn nội tiết, rối loạn kinh nguyệt, suy nhược thần kinh, mệt mỏi, mất ngủ, giảm cảm giác trong quan hệ tình dục... từ đó giảm khả năng thụ thai. Ngoài ra, nạo phá thai còn làm thay đổi cấu trúc của buồng tử cung, vòi trứng, gây ra những tổn thương như tắc dính, ứ dịch. Các bệnh lý này giải phóng độc tố ảnh hưởng đến phôi, cản trở sự tái tạo lớp nội mạc chức năng sau mỗi chu kỳ kinh, ảnh hưởng khả năng làm tổ của phôi thai. Vòi trứng không thông ho💖àn toàn còn có thể dẫn đến tình trạng thai ngoài dạ con.
Nếu có thai, buồng tử cung bị dính làm mất đ𓃲i độ đàn hồi tự nhiên, không thể đápꦉ ứng sự phát triển lớn dần của thai nhi. Nhau thai bám quá chặt vào tử cung nơi không có nội mạc, khi sinh nở làm tử cung tổn thương nặng hơn, gây băng huyết sau sinh, nguy hiểm tính mạng.
Theo bác sĩ Hoàng, tỷ lệ vô sinh ở nữ giới nạo phá thai c🦩ao gấp 3-4 lần so với thông thường. Ước tính, tỷ lệ vô sinh do dính buồng tử cung chiếm khoảng 5% tổng số trường hợp vô sinh, trong đó 95% là do hậu quả của việc nạo hút thai. Vô sinh do tắc vòi trứng hoặc ứ dịch vòi trứng chiếm tới 40% số ca vô sinh nữ, trong đó 50% trường hợp có tiền sử nạo hút thai.
Để điều trị hỗ trợ sinh sản, trước hết người bệnh cần được phẫu thuật nội soi tách dính buồng tử cung. Tỷ lệ thành công của phương pháp này khoảng 60-70%. Theo bác sĩ Hoàng, khả năng mang thai tự nhiên sau tách dính buồng tử cung không cao. Tỷ lệ có thai nhờ thụ ༒tinh nhân tạo (IUI) và thụ tinh ống nghiệm (IVF) khoảng hơn 60%.
Chị Hà được bác sĩ kích trứng 🍬theo phác đồ cá thể hóa, thu được 4 noãn nhưng chất lượng không cao nên chỉ tạo được hai phôi ngày 5. Sàng lọc d𓃲i truyền cho kết quả một phôi bất thường, một phôi bình thường được trữ đông.
Bác sĩ phẫu thuật nội soi xử lý tình trạn꧃g dính cho chị Hà trước khi chuyển phôi. Chị cũng được sử dụng thuốc nội tiết giúp nội mạc tử ꦕcung phát triển dày hơn, tạo điều kiện cho phôi thai bám dính, làm tổ thuận lợi.
Sau phẫu thuật, vợ chồng cố gắng mang thai tự nhiên hai năm không thành. Tháng 8/2023, họ trở lại IVFTA, rãᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ đông phôi duy nhất để thụ tinh ống nghiệm. Chị Hà đậu thai ngay nhưng tình trạng ốm nghén nặng tái diễn, phải nhập viện điều trị từ tuần thứ 5 thai kỳ.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Công, Trung tâm Sản Phụ khoa, cho biết khoảng 85% phụ nữ mang thai có biểu hiện buồn nôn, nôn. Chị Hà thuộc nhóm 2% trường hợp nghén nặng, nôn nhiều khiến cơ thể mất nước, mệt mỏi, rối loạn toan kiềm, rối loạn điện giải, sụt cân nghiêm trọng. Đây khôn🐠g phải là dấu hiệu nguy hiểm của thai yếu, thậm chí các thai phụ có dấu hiệu nghén thường có thai kỳ tốt hơn so với những người không nghén. Tuy nhiên, tình trạng này ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thai phụ, chất lượng cuộc sống và công việc. Nghén nặng còn có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, phải đình chỉ thai kỳ.
Bác sĩ Công phối hợp nhiều phương pháp để chị Hà vượt qua thai𒀰 kỳ an toàn, gồm dùng thuốc, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, kết hợp trị liệu tâm lý ౠthường xuyên. Anh Dương xin nghỉ việc, vào viện chăm vợ suốt 8 tháng. Ở tuần thai 35, gia đình đón con trai chào đời khỏe mạnh, nặng 2,1 kg.
Theo báo cáo của Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc 2022 (UNFPA), mỗi năm Việ𝔍t Nam có khoảng 300.000 ca nạo phá thai, 30% là nữ giới 15-19 tuổi.
Bác sĩ Hoàng cho biết phụ nữ nạo phá thai ở độ tuổi càng sớm, số lần nhiều, tuổi thai càng cao càng tăng biến chứng ở tử cung, gây vô sinh. Nếu thực hiện thủ thuật tại các cơ sở không đủ điều kiện vệ sinh hoặc phá thai không hཧợp pháp, không đảm bảo an toàn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như chảy máu, viêm nhiễm, sót nhau, tổn thương tử cung, thậm chí tử vong. Không ít trường hợp nữ giới không thể làm mẹ hoặc gặp sang chấn tâm lý suốt đời.
Hiện những trường hợp vô sinh có tiền sử nạo phá thai vẫn có thể có con nhờ các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh ống nghiệm. Các kỹ thuật hiện đại như nuôi cấy phôi nang, sàng lọc di truyền phôi tiền làm tổ (P🥀GT), xét nghiệm cửa sổ làm tổ (ERA Test), bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP) làm dày niêm mạc tử cung... giúp nâng cao tỷ lệ thụ thai và sinhꦰ con khỏe mạnh.
Trịnh Mai
*Tên người bệnh đã được thay đổi
Độc giả gửi câu hỏi về vô sinh hiếm muộn tại đây để bác sĩ giải đáp |