Chị Thu Hương (34 tuổi, ngụ TP HไCM) lập gia đình từ năm 18 tuổi. Hai vợ chồng ở trọ, kinh tế bấp bênh, không đủ điều kiện nuôi con, nên mang thai 9 tuần chị đành hủy.
Vợ chồng chị kh🦄ông đặt vòng tránh thai, không dùng bao cao su thường xuyên. Trong ba năm sau đó, chị tiếp tục nạo hút thai ba lần. 22 tuổi, chị Hương lại có bầu, lần này quyết định giữ🌳 con và sinh thành công một bé trai.
Từ đó đến năm 2🌌021, chị mang thai thêm 9 lần nhưng đều bỏ bằng cách dùng thuốc hay nạo hút. Trong đ☂ó, một lần được bác sĩ chỉ định đình chỉ thai kỳ do mang thai ngoài tử cung.
Hai năm trước, con trai đầu đã lớn và kinh tế gia đình ổn định hơn, vợ chồng chị muốn sinh thêm nhưng mãi không mang thai. Đi khám, chị bất ngờ khi được bác sĩ chẩn đoán bị vô sinh thứ phát. Đây là tình trạng vô sinh ở những người từng đẻ con. Bác sĩ tư vấn cách duy nhất để có con là phải thụ tinh tro☂ng ống nghiệm (IVF).
Năm 2022, vợ chồng chị IVF hai lần nhưng đều thất bại. Đầu năm nay, họ đến Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM (IVFTA-HCMC), được bác sĩ Lê Xuân Nguyên ༺thăm khám. Bác sĩ cho biết do nhiều lần bỏ thai bằng phương pháp nạo hút, buồng tử cung chị Hương bị mỏng đi nên không thể có thai tự nhiên. Ngoài ra, chị còn bị viêm phần phụ và ứ dịch tai vòi.
Dự trữ buồng trứng của bệnh nhân đã suy giảm, lần IVF trước đó thất bại khi chuyển phôi do phôi kém. Lần này, bệnh nhân được kích thích buồng trứng, tạo ba phôi chất lượng tốt để làm IVF. Đầu th♐áng ba, chị Hương được chuyển một phôi và mang thai thành côꦬng.
Bác sĩ Nguyên cho biết, do nhiều nguyên nhân, trong đó có nạo phá thai, lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp gây tổn thương buồng tử cung, tắc vòi trứng, ứ dịch vòi trứ𓆉ng. Phụ nữ nạo phá thai ở độ tuổi càng sớm, số lần nạo thai nhiều và tuổi thai càng cao càng tăng các biến chứng ở tử cung. Tỷ lệ vô sinh ở nhóm nữ giớ🦋i nạo phá thai cao gấp 3-4 lần so với những người bình thường. Những trường hợp này có thể có con nhờ các phương pháp hỗ trợ sinh sản.
Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) đầu năm 2023 công bố Việt Nam thuộc nhóm 20 quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai vị thành niên cao nhất thế giới. Theo báo cáo của Vụ Sức ౠkhỏe Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế, giai đoạn ♎2019-2021, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca phá thai, trong đó 30% là phụ nữ 15-19 tuổi với 70% là học sinh sinh viên.
Bộ Y tế ghi nhận Việt Nam hiện có khoảng một triệu cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn và tỷ lệ vô sinh thứ phát đang có xu hướng gia tăng.
Hoài Thương
*Tên nhân vật đã được thay đổi.