Sau thời kỳ huy hoàng năm 2012, xe buýt TP HCM bắt đầu xuống dốc kéo dài. Cả người dân và nhà đầu tư đều quay lưng. Sản lượng hành khách, số phương tiện, số tuyến đều "teo tóp" trong 10 năm sau đó. TP HCM quy hoạch hơn 80 ha bến bãi cho xe buýt, nhưng con số thực tế hiện chỉ hơn 20%, hạ tầng cứng thiếu thốn, chính sách phát triển xe buýt của thành phố cũng dở dang, ý tưởng về hạn chế xe cá nhân, thiết lập làn đường riêng, ưu tiên xe buýt cũng vẫn chỉ nằm trên giấy... hàng loạt những bất cập khiến xe buýt Sài Gòn vẫn mãi luẩn quẩn với bài toán sinh tồn.
Nói về những yếu kém của xe buýt Sài Gòn, độc giả Hoang HM chia sẻ: "Để thu hút người dân sử dụng dịch vụ, ngoài sự thuận tiện của lộ trìn▨h các tuyến, thì thái độ phục vụ (trang phục, cách tiếp đón), cách lái xe của tài xế, cơ sở vật chất hạ tầng (xe, bến bãi) cũng phải được chú trọng nâng cao. Dù nhà tôi có tuyến buýt chạy qua rất thuận tiện, nhưng tại sao tôi không sử dụng dù phương tiện này tiết kiệm hơn nhiều với xe cá nhân?
Thứ nhất, xe không sạch (trên xe vật dụng cấu bẩn, ghế ngồi có mùi). Thứ hai, xe đa phần chỉ mở quạt hoặc máy lạnh có hơi mát nhưng rất yếu (ngồi chút là ngộp thở). Thứ ba, tài xế chạy siêu ẩu (không dừng hẳn, không tấp vào lề ngay ngắn, khách phải nhảy lên nhảy xuống xe rất nguy hiểm). Thứ tư, nhân viên soát vé ăn mặc không chỉn chu (mang dép lê, quần áo xộc xệch, ngồi chiếm ghế của khách, chân gác lên cao). Thứ năm, bến bãi không có mái che, đủ loại mùi...
Vậy sao mà tôi dám đi? Chỉ dùng🌠 thử một, hai lần là tôi thấy sợ luôn và kh♏ông dám đi lại nữa".
Cho rằng phương tiện cá nhân là nguyên nhân chính cản trở sự phát triển của xe buýt, bạn đọc Hi Ha nhấn mạnh: "Luẩn quẩn là từ đúng cho tất cả các phương tiện giao thông🦩 𓄧tại Việt Nam:
Với ôtô, nếu giảm thuế sẽ tăng doanh thu, từ đó tạo nhiều việc làm, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển ngành công nghiệp ôtô, nhưng cơ sở hạ tầng sẽ bị quá tải. Còn nếu giữ nguyên mức thuế cao sẽ giúp cơ sở 🍷hạ tầng không bị quá tải nhưng sẽ giảm đầu tư nướcไ ngoài, giảm cạnh tranh trong nền công nghiệp ôtô.
Với xe máy, đây là phương tiện di chuyển nhanh, gọn, lẹ, có thể đi đến bất cứ đâu, tại bất cứ thời gian nào, nhưng nó lại khiến cho giao thông công cộng không thể phát triển. Còn nếu hạn chế sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến🅺 đời sống dân sinh.
Với xe buýt, phương ti🧸ện này bị mắc kẹt do xe máy quá nhiều, các doanh nghiệp kꦉhông thể đầu tư mạnh tay bởi vì lượng khách sử dụng quá ít, thu không đủ bù lỗ.
Như vậy để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này, trước tiên phải nâng cấp hạ tầng giao thông cho hiện đại, sắp xếp lại mật độ dân số. Đây mới là hai nút thắt lớn ✅nhất ngăn cản sự phát triển của hệ thống giao thông ở ta".
>> Tôi không chờ xe buýt hết bất tiện mới bỏ xe máy
"Phải thừa nhận rằng, khi xe cá nhân nhiều lên, thì xe buýt sẽ bị đuối. Ngay cả dịch vụ vận tải hành khách đường d🌠ài ngày xưa làm mưa làm gió, giờ cũng xoay đủ thứ mới trụ được. Bản thân tôi vừa đi xe buýt, vừa là người đi sau phương tiện này mỗi khi ra đường bằng xe cá nhân, cảm nhận của tôi là từ thái độ tài xế, cách lái xe, đến hạ tầng của xe buýt là một thứ quá ám ảnh.
Bằng một cảm quan trực tiếp, tôi không nghĩ nhiều phương tiện khác có thể di chuyển trên đường theo cách hãi hùng như thế. Giờ xe máy, ôtô đầy đường, mà còn có những tuyến nhồi nhét mấy xe vào cái đường mấy chục năm không mở rộng được thì kết quả sao ai cũng rõ. Chưa kể còn ép tài xế chạy đúng giờ nữa thì bất cập là điều khó tránh", độc giả Gacib Oark nói thêm.
Làm gì để xe buýt Sài Gòn lấy lại được niềm tin nơi người sử dụng? Bạn đọc Fool nhận định: "Tôi là ꧃người đang trải nghiệm xe buýt Sài Gòn mỗi ngày. Tôi không biết nguyên nhân gốc rễ ở đâu, nhưng xe buýt Sài Gòn cũ, xấu, không đúng giờ, mạng lưới bao phủ hẹp, và thái độ dịch vụ khá tệ. Muốn hệ thống xe buýt vận hành tốt, trước hết phải làm rõ: đây là hệ thống giao thông trợ giá của chính phủ để làm giảm phương tiện cá nhân. Thế nên, tác động về xã hội, môi trường lớn hơn nhiều so với yếu tố kinh doanh.
Do đó, phải xác định đây là loại hಌình làm ăn không có lãi, và phải trông cậy vào trợ giá của chính phủ. Nếu để kinh doanh theo thị trường thì xe🐬 buýt không bao giờ cạnh tranh được với phương tiện cá nhân.
Tiếp theo là vấn đề kỹ thuật, thứ nhất, cần có hệ thống quy hoạch dài hạn theo quy hoạch phát triển của thành phố. Luồng, tuyến, bến bãi, trạm dừng, xưởng sửa chữa, bảo dưỡng, cây xăng, trạm sạc... phải được tích hợp trong quy hoạch phát triển chung. Đừng để xe buýt trở thành con ghẻ trong hệ thống phát triển. Thứ hai, phải có quy chuẩn về chất lượng dịch vụ: phương tiện, con người, thời gian và thái độ phục vụ, phải có đường dây nóng và người để xử lý khiếu nại 𓂃triệt để.
Hệ thống giao thông công cộng của Sài Gòn đang thiếu tất cả nhữﷺng yếu tố kể trên, nên thất bại là điều dễ hiểu. Không thay đổi từ gốc thì đừng mơ vực dậy xe buýt Sài Gòn".
Việt Thành tổng hợp
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betviꦏsa-💛slots.com.