Nhà vua Thái Lan không đưa ra phát ngôn nào suốt hơn 3 tháng biểu tình vừa qua, bất chấp chế độ quân chủ và chính phủ ngày càng đối mặt với chỉ trích. Tuy nhiên, trong một video được quay tối 23/10 khi chào hỏi những người ủng hộ bên ngoài Hoàng cung, ông được nghe thấy ca ngợi một người theo chủ nghĩa quân chủ. Người này được Hoànꦆg hậu Suthida giới thiệu là đã cầm một bức chân dung hoàng gia trong khi những người xung quanh biểu tình.
"Rất dũng cảm, rất dũng cảm, rất tốt,෴ cảm ơn ông", Vua Vajiralongkorn nói.
Vidꦛeo đã được đăng lên Facebook của người đàn ông trên cùng nhiều video khác trong sự kiện và các bức ảnh chụp ông cầm bức ảnh hôm 20/10.
"Hoàng gia đã công nhậ🎃n tôi. Đây là đỉnh cao của cওuộc đời tôi", ông Thitiwat Tanagaroon viết.
Nhiều người khác có mặt lúc đó cũng quay lại cuộc gặp giữa Nhà vua với Tanagaroon và đăng lênꩵ mạng nhưng lời ông nghe khô♒ng rõ giữa những tiếng reo hò.
Phát ngôn của Vua Vajiralongkorn thu hút nhiều𝓰 phảnꦚ ứng trái ngược, gồm sự hoan nghênh từ những người theo chủ nghĩa quân chủ và sự chỉ trích từ những người biểu tình.
"Hãy xem hình ảnh này, chú🍨ng tôi rất xúc động", thủ lĩnh phong trào bảo hoàng Warong Dechgitvigrom viết. "Đây là cách người Thái và xã hội Thái quan tâm, ủng hộ và bảo vệ. Hôm nay, phải công nhận rằng hoàng gia đã thích ứng để gần gũi với người dân. Điều đó gây ấn tượn🌱g lớn nhất".
Tuy 🗹nhiên, cũng nằm trong những từ khoá nổi bật nhất trên Twitter Thái Lan với 500.000 lần được nhắc tới là "23OctEyesOpened" (Ngày 23/10 đã được sáng mắt), được người biểu tình sử dụng để lan truyền thông điệp rằng Hoàng cung Thái Lan bây giờ đã làm rõ quan điểm của họ.
Từ khoá "VeryBraveVeryG🐷oodThankYou" (Rất dũng cảm rất tốt cảm ơn ông) cũng được chi♌a sẻ rộng rãi cùng những bình luận châm biếm.
"Nhà vua đã không còn đứng 🍸ngoài các vấn đề chính trị mà luôn đứng ở trung tâm vấn đề", thủ lĩnh biểu𓃲 tình Piyarat Chongthep viết.
Ho💯àng cung chưa đưa ra bình luận nào. Phát ngôn viên chính phủ Anucha Burapachaisri cũng từ chối bình luận.
Phonﷺg trào biểu tình ở Thái Lan dâng cao từ tháng 7 nhằm yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức với cáo buộc ông thao túng cuộc bầu cử năm ngoái để tiếp tục nắm quyền. Họ cũng kêu gọi sửa đổi hiến pháp, giảm quyền lực của hoàng gia khiến quân đội thống trị đất nước suốt nhiều thập kỷ.
Theo hiến pháp Thái Lan, hoàng gia được tôn sùng ở vị trí cao nhất nhưng về nguyên tắc không được can dự vào chính trị, điều mà chính Vu📖a Vajiralongkorn từng nhấn mạnh trong cuộc bầu cử năm ngoái.
James Buchanan, giảng viên tại Đạ🥀i học Quốc tế Mahidol ở Bangkok, cho rằng phát ngôn của Nhà vua đánh dấu sự can thiệp rõ ràng nhꦉất của ông cho đến nay vào cuộc khủng hoảng ở Thái Lan.
"Tôi hiểu điều đó như tín hiệu cho thấy Nhà vua thừa nhận thách thức từ các cuộc biểu tình đ🅷ối với quyền lực của mình, nhưng sẽ không lùi bước", ông nói.
Anh Ngọc (Theo Reuters)