Vung tay sắm sửa quần áo, giày dép, túi xách hàng hiệu; chạy đua đồ công nghệ, đổi điện thoại đời mới đắt tiền; đi du lịch triền miên từ trong nước đến nước ngoài.. đang là lối sống của không ít bạn trẻ hiện nay. Trong số đó, có nhiều bạn lớn lên trong gia đình không mấy khá giả, sẵn sàng vay nợ để sống hưởng thụ với tư tưởng "không lãng phí thanh xuân". Chủ nghĩa tiêu dùng đã vang đang ngày một ăn sâu vào🌱 xã hội hiện đại, nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ thế hệ trẻ. Vậy có phải sống là để hưởng thụ?
Độc giả Trung Dung phản đối lối sống hưởng thụ: "Tôi đi làm với mức lương khá so với mặt bằng chung của xã hội. Nhờ tiết kiệm mà tôi có thể mua được chung cư và nuôi vợ con. Vấn đề tôi muốn nói là nếu bạn không giỏi kiếm tiền thì chỉ còn cách tiết kiệm. Tiết🦩 kiệm 30 triệu đồng thay vì mua điện thoại có thể chưa thấm tháp gì, nhưng nếu bạn tiết kiệm được 100 triệu đồng thì lại là vấn đề khác.
Và khi có 200 triệu đồng, bạn có thể vay ngân hàng hoặc gia đình để đầu tư vào đất đai hoặc các kênh nào mình muốn. Khi vay nợ, bạn lại phải cố gắng tiết kiệm nhiều hơn. Sau đó, bạn sẽ có số tiền nhiều hơn số bạn có trước khi vay. Tích tiểu thành đại, từ từ sẽ có cơ hội để thay đổi cuộc sống. Nếu cứ chạy 🧔theo những thứ hào nhoáng, tốn tiền mà không biết cách tiết kiệm thì bạn sẽ mất cơ hội đầu tư cho bản thân".
Đồng quan điểm, bạn đọc Thỏa lấy dẫn chứng từ câu chuyện tiết kiệm của bản thân: "Tôi sống ở Sài Gòn đã được 30 năm. Học hành và ra trường, tôi đi làm để nuôi các em ăn học. Đến lúc kết hôn, tôi vẫn phải vay mượn tiền của bạn bè để tổ chức đám cưới. Kết hôn xong, nhờ hai vợ chồng chăm chỉ tiết kiệm mà chúng tôi làm được nhà. Sau tꦦrả hết nợ tiền làm nhà, tôi còn mua thêm được đất ở ngoại thành. Tất cả là nhờ biết tiết kiệm mới được như vậy.
Nhưng đứa cháu tôi thì khác, nhà cha mẹ nghèo, còn đang nợ vài trăm triệu ở quê, nhà đất cũng đã bán gần hết vẫn chưa trả hết nợ,꧑ nhưng nhìn vào hai anh em cháu, không ai nói là con nhà nghèo. Trong khi tôi dùng chiếc IPhone 5s thì cháu đã đi mua chiếc iPhone 11 Promax, trong khi vẫn đang nợ tiền tôi. Sau lần đấy, tôi luôn từ chối mỗi khi cháu hỏi mượn tiền".
Nói về giá trị của việc cân bằng giữa chi tiêu và tiết kiệm, độc giả HNHN nhận định: "Nhiều người lập luận mang tính bào chữa cho khoản chi tiêu vượt quá khả năng thu nhập, cho rằng đó là hưởng thụ cuộc sống. Nếu thu nhập của bạn cao thì bỏ 30-40 triệu đồng mua iPhone đời mới cũng chẳng là gì. Người thu nhập trung 𓂃bình cũng có thể mua trả góp. Nhưng trong cuộc sống đâu phải chỉ cần mỗi cái điện thoại.
Với 30 triệu đồng, nếu lựa chọn phân khúc điện thoại vừa tiền, bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm được một khoản. Tương tự như món đồ khác, ví dụ như cái xe máy, thay vì mua chiếc xe giá 100 triệu đồng, bạn mua cái 50 triệu và tiết kiệm được phần còn lại. Nói chung, ở đây quan 🉐trọng là phải biết 'liệu cơm gắp mắm', 'năng nhặt chặt bị', "tích tiểu thành đại', chứ không phải là hà tiện quá mức, không dám ăn tiêu gì".
>> 'Bỏ 30 triệu đồng mua iPhone thay vì chăm chăm ൲tiết kiệm'
Trong khi đó, bạn đọc Le Vu chỉ ra tầm quan trọng của việc tiết kiệm và đầu tư trước khi hưởng thụ: "Nếu mua một chiếc điện thoại 30 triệu đồng mà vừa thỏa mãn nhu cầu cá nhân, vừa có thể làm công cụ tạo ra của cải thì đó là một mũi tên trúng hai đích, rất đáng ủng hộ. Bạn thu được những kiến thức về công nghệ trong quá trình sử dụng nó thì sẽ làm gia tăng giá trị hình ảnh của người sử dụng. Nhưng nếu nó chỉ đơn giản là một tiêu sản thì chiếc điệ🥀n thoại sẽ mất đi giá trị theo thời gian, tính bằng một vài năm, thậm chí vài tháng.
Trong khi đó, nếu đem 30 triệu đi đầu tư, bạn có thể mất tất cả, nhưng cũng có thể kiếm được nhiều hơn số tiền đó rất nhiều. Với nhiều người, số tiền trên có thể là nhỏ, nhưng rất có thể là khởi điểm cho sự thành công trong tương꧅ lai. Cho dù thua lỗ, họ cũng học thêm được nhiều kiến thức, kinh nghiệm về đầu tư và những tri thức khác. Nó làm gia tăng giá trị bên trong của nhà đầu tư. Sự lựa chọn tùy thuộc mỗi người và tùy thuộc từng thời điểm".
Chia sẻ kinh nghiệm thành công nhờ cân bằng tiết kiệm và hưởng thụ, độc giả Vienga bình luận: "Trước 30 tuổi, nhiều người mạnh miệng 'làm bao nhiêu xài hết bấy nhiêu', không cần tích lũy. Nhưng đến lúc các bạn chuẩn bị lập gia đình, sinh con cái, các bạn sẽ phải nghĩ lại. Tôi không phải thuộc dạng tằn tiện quá mức. Thu nhập của tôi cũng thuộc mức khá. Nhưng cứ mỗi lần lãnh lương, tôi đều trích ra 5 triệu đồng để bỏ vào tài khoản tiết kiệm hoặc mua vàng để dành. C💝òn lại, tôi tha hồ tiêu xài, bia bọt với bạn bè, hay mua điện thoại, đồ công nghệ.
Sau 5 năm, mặc dù cũng 'chơi bời ác chiến' như vậy nhưng tôi cũng gom góp tạm đủ 25% căn hộ trả góp trước khi cưới vợ. Để vợ con sống trong căn nhà của chính mình là một cảm giác rất hãnh diện với một người đàn ông. Tóm lại, làm gì làm, tôi tin nếu áp dụng tiết kiệm - hưởng thụ theo tỷ lệ 20-80 hay 30-70 (tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người), sẽ luôn là lựa chọn đúng đꦑắn".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm ⛎168betvisa-slots.com.