Nguyên nhân và biến chứng ti🔥ểu đường ở phụ nữ mang th💦ai
Gia 𝐆đình có di truyền bệnh tiểu đường nên c﷽hị Thảo (25 tuổi) rất lo lắng. Suốt thai kỳ, chị thăm khám thường xuyên và làm đủ các xét nghiệm cần thiết. 24 tuần thai đầu tiên, kết quả xét nghiệm máu của chị cho thấy lượng đường ở mức bình thường nhưng khi thực hiện thêm xét nghiệm dung nạp glucose ở tuần thứ 24 để tầm soát tiểu đường, kết quả xác định chị bị tiểu đường thai kỳ.
Người mẹ trẻ chủ quan không điều trị bệnh theo lời khuyên của b✨ác sĩ. 3 tuần sau, khi tái khám, bác sĩ kết luận thai to, đa ối. May mắn sản phụ được chỉ định tiêm insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu, khuyến khích vận động nhẹ nhàღng theo đúng lời khuyên của bác sĩ.
Ở tuần thứ 34 của thai kỳ, các chỉ số huyết áp của mẹ tăng cao, sau hội chẩn chuyên khoa các bác sĩ đã quyết định mổ. Khi mổ bắt con, bé sơ sinh kích thước khá to, cân nặng 2,8kg. Đây là một trong những trường hợp may mắn mẹ tròn con vuông sau khi được điều trị. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp khác mất con, hoặc mất cả♑ mẹ lẫn con chỉ vì tiểu đường trong thời gian mang thai.
Insulin là một hormone do tuyến tụy sản sinh và nằm ở phía sau dạ dày, giúp cơ thể chuyển hóa đường thành năng lượng, đồng thời kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, trꩲong thời gian mang thai, các hormone của nhau thai làm rối loạn hoạt động này. Tuyến tụy cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần. Nhu cầu tăng cao nhưng tuyến tụy không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thì glucose máu sẽ tăng cao. Tình trạng này có mối quan hệ mật thiết với các thai phụ thừa cân béo phì, hoặc những người mà gia đình có tiền sử bị bệnh tiểu đường.
ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê, bác sĩ cao cấp Khoa Phụ sản, BVĐK Tâm Anh Hà Nội, khuyến cáo tiểu đường rất nguy hiểm đối với cả thai phụ và thai nhi. Ở thai phụ, tiểu đường có thể khiến người mẹ bị tăng cân quá mức gây ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚbéo phì, khó lấy lại vóc dáng sau sinh (tăng khoảng hơn 2 kg mỗi tháng).
Ngoài ra thai phụ còn có nguy cơ bị đa ối khiến tử cung to nhanh có thể gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp cho mẹ; tăng nguy cơ sảy thai, sinh non; tăng nguy cơ cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật gấp 4 lần, dễ xảy ra nhiễm trùng và thường nặng nề hơn, nhất là viêm thận, bể thận; cuộc chuyển dạ kéo dài, sinh khó, tăng nguy cơ sang chấn và băng huyết sau sinh. Tỷ lệ mổ lấy thai ở thai phụ mắc tiểu đường cũng cao hơn và những nguy cơ do phẫu thuật cũng tăng. Rối loạn lượng đường trong máu nặng c✨ó thể dẫn đến hôn mê.
Thai nhi của những🐻 người mẹ bị tiểu đường thai kỳ cũng dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Tỷ lệ dị tật thai cao nếu mẹ bị tiểu đường từ trước khi có thai mà không được điều trị đúng cách. Thai nhi dễ bị rối loạn tăng trưởng (hoặc quá to, hoặc quá nhỏ). Trong trường hợp thai to sẽ khiến mẹ sinh khó, có thể gặp sang chấn lúc sinh như trậ🔥t khớp vai, gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay... Mẹ cũng dễ phải lựa chọn phương pháp sinh mổ vì con quá to. Tỷ lệ tử vong chu sinh tăng gấp 2 - 5 lần, thai nhi có thể bị chết lưu đột ngột do đường huyết tăng quá cao.
Đối với trẻ sơ sinh, được sinh ra bởi người mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể sẽ có những biến chứng như dễ bị suy hô hấp do phổi chậm trưởng thành khi có tình trạng tăng đề kháng với Insulin; dễ bị hạ đường huyết, hạ canxi, vàng da nặng và có thể hôn mê. Khi lớn lên trẻ dễ bị béo phì,💫 tiểu đường, cao huyết áp...
Khi nào nên đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
"Tất cả phụ nữ mang thai nên sớm làm xét nghiệm định lượng glucose và nghiệm pháp đường huyết (Glucose tolerance test - GTT) vào tuần thứ 26-28 để tầm♎ soát tiểu đường thai kỳ",🃏 ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê cho biết.
Tuy nhiên trong các trường hợp người mẹ có tiền sử tiền tiểu đường, thừa cân béo phì, có chế độ ăn mất cân bằng dinh dưỡng hoặc có các biểu hiện: thường xuyên khát nước, miệng thấy vị ngọt, mệt mỏi quá mức... thì cần đư🎶ợc xét nghiệm sớm hơn để xác định mức đường huyết.
Có hai loại xét nghiệm tiểu đường thai phụ nên t💖hực hiện trong quá trìn🦄h mang thai:
- Xét nghiệm định lượng Glucose lúc đói
- Nghiệm pháp đường huyết (xét nghiꦡệm dung nạp Glucose) vào tuần thai 24-28
Hai xét nghiệm quan trọng này đặc biệt cần thi𝓰ết với nhữ♋ng thai phụ:
- Tuổi mẹ khi mang thai > 40 tuổi
- Bị béo phì (BMI) > 25
- Đã b🅘ị tiểu đường trong 🐬thai kỳ ở lần mang thai trước
- Tiền sử sinh con nặng ký ≥ 4000 gr
- Tiền sử thai lưu 3 tháng cuối không rõ lý do
- Tiền sử sinh 🍬con có dị tật bẩm sinh không tìm được nguyên🎉 nhân
- Tiền sử gia đình 𓆏có người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
- Rối loạn phóng noãn kiểu buồng trứng đa nang
- Sử dụng thuốꦇc như corticosteroids, thuốc kháng virus, hoặc ﷽nhiễm HIV...
Bác sĩ Hiền Lê cũng lưu ý các thai phụ trong suốt thai kỳ không nên ăn quá nhiều với quan niệm "ăn cho hai người", nêꦑn ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt, cá, trứꦅng, sữa, rau quả tươi..., hạn chế ăn nhiều đường, tinh bột, chất béo. Đặc biệt thai phụ không nên uống nhiều nước mía sẽ dẫn đến nguy cơ tăng chỉ số đường huyết trong thai kỳ.
Tư vấn và đặt lịch xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh qua tổng đài (miễn phí cước): 1800 6858 |
Anh Ngọc