Bác sĩ Hoàng Nam, khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà🎉 Nội, cho biết nhiều người thường uống nhiều rượu bia vào dịp Tết. Uống quá nhiều rượu trong thời gian ngắn, nguy cơ cao ngộ độc, nguy hiểm tính mạng.
Ngộ độc rượu bia có thể xảy ra do uống bất kỳ loại rượu nào, kể cả bia, rượu vang. Rượu bia từ dạ dày đi vào máu làm nồng độ cồn trong máu tăng lên. Gan phân hủy rượu nhưng do nồng độ cồn tron🍃g máu cao, không kịp loại bỏ chất độc. Lượng cồn thừa có thể ảnh hưởng đến các phần não kiểm soát chức năng quan trọng của cơ thể như nhịp thở, nhịp tim, huyết áp và nhiệt độ.
Dấu hiệu ngộ độc rượu thường gặp gồm da tái xanh hoặc lạnh, ẩm, nhất là quꦐanh môi và móng tay. Người bệnh lú lẫn, phản ứng chậm, thiếu phối hợp hoặc không thể đi lại, rối loạn ý thức, hạ thân nhiệt. Mạch, nhịp tim hoặc nhịp thở không đều, đại tiểu tiện không tự chủ; co giật, nôn mửa, khó thở...
Để giảm biến chứng nguy hiểm do ngộ độc rượu bia vào ngày Tết,𓄧 bác sĩ Nam hướng dẫn các cách xử trí dưới đây.
Giúp người bệnh nôn
Người bị ngộ độc rượu bia thường bị nôn nhiều kèm khó thở. Bạn có thể giúp đỡ bằng cách đỡ họ ngồi dậy ⛄để nôn. Nếu người nôn nằm, nên đỡ ng🔴hiêng đầu để tránh sặc phổi. Cố gắng giữ họ tỉnh táo, tránh mất ý thức.
Kiểm tra thường xuyên
Người ngộ độc rượu bia bất tỉnh tăng nguy cơ tử vong. Người thân nên kiểm tra thường xuyên để đảm bảo họ tỉnh táo và có phản ứng. Nên được nằm nghỉ ngơi ở không gian yên tĩnh, thoải mái, tránh nhiễm lạnh. Không uống thuốc, ăn uống, tắm hoặc uống cà phê vì hại sức khỏe.
Giữ ấm
Người bị ngộ độc rượu bia thường hạ thân nhiệt, cần uống nhiều nước ấm g♐iúp tăng quá trình trao đổi chất và thải độc cho cơ thể. Người say cần giữ ấm bằng cách đắp chăn, mặc nhiều áo, nghỉ ngơi trong không gian ấm áp, tránh gió mạnh.
Ăn đồ lỏng, dễ tiêu hóa
Sau khi nôn n🅰hiều và uống đủ lượng nước để cơ thể chuyển hóa và thải độc rượu, người bị ngộ độc cần cung cấp thêm dinh dưỡng để hồi phục. Các loại thức ăn ấm nóng, dạng lỏng và dễ tiêu hóa ꦯnhư cháo, súp đủ chất giúp tăng sự tỉnh táo, cải thiện sức khỏe.
Bác sĩ Nam lưu ý cần phân biệt giữa say rượu và ngộ độc rượu. Người say rượu nói lắp bắp, loạng choạng và buồn ngủ. Người ngộ độc thường thở chậm hoặc không đều, da lạnh, nôn nhiều, có thể co giật hoặc bất tỉnh. Người say rượu hoặc ngộ độc nhẹ có♉ thể hồi phục bằng cách nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn đồ dễ tiêu hóa sau khi tỉnh táo. Trường hợp ngộ độc nhẹ có thể theo dõi, chăm sóc tại nhà.
Ngộ độc rượu nặng thường biểu hiện các triệu chứng như trạng thái lơ mơ, hơi thở chậm, tim đập không đều, hạ thân nhiệt, hạ đường huyết có thể dẫn tới co giật, mất nước do nôn nhiều... Người nhà cần nhanh chóng🅺 đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, xử trí bằng các phương pháp phù hợp như truyền tĩnh mạch, lọc máu, hỗ trợ máy thở, dùng thuốc giảm nôn...
Ngộ độc rượu thường xảy ra ở nam giới 35-6♌4 tuổi do uống nhiều hơn phụ nữ. Người trung niênꦏ thường dùng thuốc theo toa có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng khi bị ngộ độc rượu bia.
Lục Bảo
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp |