Tình trạng bất thường của ông Hoàng diễn ra từ giữa tháng 2. Tuy nhiên, ba lần chụp cắt lớp vi tính (CT) vùng cổ và CT ngực, soi cổ họng, chụ🙈p X-quang đều bình thường, bác sĩ chẩn đoán ông bị viêm phế quản.
Ba tháng sau ông ho ra máu, đờm vàng ngày càng nặng thêm, đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM kiểm tra. Ngày 23/5, BS.CKI Cao Hoàng Thiện, khoa Cấp cứu, nghi ngờ ông Hoàng mắc xương cá sau một lần ăn sáng, có khả năng dị vật mắc kẹt trong đường hô hấp. Kết quả chụp CT phổi liều 𝕴thấp cho thấy dị vật đường dài phân nhánh trong lòng phế quản trung gian bên phải, độ dài khoảng 3,3 cm có giả mạc gây hẹp tắc 40% phế quản trung gian. Người bệnh bị xẹp một phần phế quản thùy giữa phổi phải.
Bệnh nhân được nội soi phế qu𒊎ản gây mê. Sau 30 phút, hút sạch giả mạc và gắp dị vật, mảnh xương cá được lấy ra an toàn. Sau ba ngày, ông Hoàng hết khó thở, ⛄ho, đờm và xuất viện.
Nhiều người áp dụng các mẹo truyền miệng như nuốt cơm, uống nước lạnh, ăn chuối, ngậm vỏ quýt... để chữa hóc xương. TS.BS Đặng Thị Mai Khuê, Phó trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết các mẹo này có thể không hiệu quả, nhất là với các mảnh xương sắc nhọn, có kích thước lớn. Hóc dị vật nếu không xử lý kịp thời và đúng cách c𒅌ác tổn thương tại vị trí hóc, gây nhiễm trùng, gây áp xe cục bộ, thủng dạ dày hoặc viêm ruột tꦐhừa...
Các biểu hiện hóc dị vật thường gặp bao gồm h꧋ọng đau rát, ho kéo dài dai dẳng, đau tức ngực, khó thở, thở khò khè, ho, khạc ra máu.
Bác sĩ Khuê khuyến cáo tập trung khi ăn uống; hạn chế ൲cười đùa, nói chuyện liên tục lúc dùng bữa, nên❀ gỡ xương trước khi ăn.
Diệu Minh
*Tên bệnh nhân đã được thay đổi
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh hô hấp tại đây để bác sĩ giải đáp |