Luật sư Khanh hiện đang làm việc tại Mỹ, chia sẻ với độc giả VnExpress bài viết về cách suy luận trách nhiệm hình sự trong vụ án bác sĩ Hoàng Công Lương và tai biến chạy thận 9 người tử vong ở Hoà Bình.
Việc bác sĩ Hoàng Công Lương nhận 42 tháng tù gây ra nhiều tra🐟nh cãi trong bạn đọc. Tôi chỉ xin phép góp ý về vấn đề suy luận khi truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tội "Vô ý gây chết người" có nghĩa bị cáo làm một việc gì đấy mà làm sai với những yêu cầu cẩn thận thông thường, gây ra cái chết. Hoặc là bị cáo có nghĩa vụ làm một việc gì đấy nhưng cẩu thả không làm, gây ra cái chết.
Nói về chuyện "Nhẽ ra nên làm mà không làm" thì trọng tâm đổ dồn về chuyện bác sĩ Lương đã không kiểm tra chất lượng nước trước khi ra y lệnh. Vậy thì có chuyện "Nhẽ ra nên kiểm tra nước" hay không? Chuyện "nhẽ ra" này p𒉰hải tùy thuộc vào thực tế và các quy trình được xác định trong y văn và các nguyên tắc được xác nhận chung trong nghề. Cái này thì đã rõ, các bác sĩ đều nói rằng sau khi máy RO được bảo dưỡng xong thì không có yêu cầu xét nghiệm nước. Trước là nếu bảo dưỡng đúng cách thì sẽ không xảy ra chuyện tồn dư chất độc, bởi vì có ai lại dùng chất độc sục rửa bao giờ. Sau l꧒à nếu chờ đợi kết quả xét nghiệm thì ở Việt Nam cần 2 tuần, ở Mỹ khéo lắm cũng 3 ngày, bởi vì xét vi chất trong nước thì phải dùng "Mass spec", tức là dùng quang phổ, cái này thì hơi bị lâu. Tôi là kĩ sư hóa đã từng làm việc ở Mỹ, đã được thưởng thức màn chờ kết quả Mass Spec nên biết.
Nay xét đến chuyện "Nhẽ ra phải làm", đó là chuyện phải chờ ông Quốc báo cáo là đã bảo trì xong. Cứ cho là hôm đó bác sĩ Lương nghe đ𓃲iều dưỡng báo cáo xong thì quyết chờ ông Quốc tới để bàn giao máy.
Khi ông Quốc tới thì sẽ có các khả năng sau đây. Ông Quốc nói là đã bảo dưỡng xong, có thể dùng. Lúc đó thì lượng chất độc tồn dư cũng y chang như đưa vào dùng ngay. Ông Quốc bàn giao bằng văn bản, thì lượng chất độc tồn dư cũng y chang (tức là vẫn tồn tại ở đó). Ông Quốc nói là chưa sửa xong, vào tiếp tục lấy hóa chất HF/HCl ra sục rửa. Lúc này thì lượng chất độc tồn dư lại càng tăng lên, bởi vì các hóa chất này đ🌳ã được sử dụng nhiều lần chứ không phải một lần.
Nói tóm lại "Nhẽ ra bác sĩ Lương phải đợi báo cáo từ ông Quốc" cũng không thay đổi kết quả là hóa ch𒀰ất tồn dư cũng vậy và hậu quả sẽ 🐈vẫn xảy ra khi hoạt động. Nếu hôm đó bác sĩ Lương đợi báo cáo từ ông Quốc thì biết đâu tới lúc ông Quốc tới để bàn giao là ca trực của bác sĩ Lương đã hết, bác sĩ trực tiếp theo sẽ ra y lệnh và người lãnh án tù sẽ là bác sĩ khác.
Mọi suy luận về việc nhẽ ra bác sĩ Lương không nên ra y lệnh rốt cục đều đưa đến kết luận là trước sau bệnh nhân cũng sẽ bị nhiễm độc từ nguồn nước. Mọi suy luận về việc nhẽ ra bác sĩ Lương nên kiểm nghiệm nguồn nước đều đi đến kết luận là việc này bất khả thi do điều kiện thực tế về kiểm nghiệm nguồn nước. Nói tóm lại là bác sĩ Lương làm hay không làm cái꧑ gì thì thế nào bệnh nhân cũng sẽ lãnh hậu quả.
Luật pháp vừa là để răn đe vừa là để trừng phạt. Mục đ🍸ích răn đe khi áp dụng vào trường hợp bác sĩ Lương không ✨đạt kết quả. Bác sĩ chạy thận bây giờ phải thay đổi quy trình để tránh kết quả như bác sĩ Lương. Một là bác sĩ sẽ ra lệnh kiểm tra nguồn nước và chờ đợi khoảng nửa tháng, bệnh nhân chạy thận sẽ được chờ theo. Hai, là bác sĩ sẽ ngồi đợi văn bản bàn giao các dụng cụ y khoa, còn chuyện nhưng người có trách nhiệm bảo dưỡng làm gì thì mặc họ. Khi đó thì bệnh nhân cũng sẽ được chờ theo, còn những người bảo dưỡng trình độ kém thì sẽ vẫn làm sai, bởi vì họ có được học hành gì đâu.
Bản án dành cho bác sĩ Lương phần nào được ủng hộ nói lên một điều: Đó là thói quen suy luận theo chuyện ai "lớn" thì người đ✅ó có trách nhiệm. Như là xe đụng nhau thì xe lớn đền cho xe nhỏ, cho dù là xe nhỏ đó phóng nhanh chạy ẩu đâm đầu vào xe hơi đang đi đúng. Bác sĩ Lương "lớn" vì có khả năng ra y lệnh nên lãnh đủ, chứ còn điều dưỡng báo cáo miệng thì "nhỏ" nên không sao. Trong khi đó điều dưỡng kia một là cũng nghe nói miệng, hai là không biết rõ máy sửa xong chưa nhưng vẫn nói.
Những sai sót y tế đã và đang xảy ra ở khắp nơi, nhưng người gây ra hậu quả không phải lúc nào cũng là bác sĩ. Đã tới lúc người Việt phải chấp nhận là thuốc và dụng cụ y tế rất quan trọng t♛rong y học hiện đại. Người nắm sinh mạng của bệnh nhân không chỉ là bác sĩ, mà có thể còn là nhꦯững kỹ thuật viên không qua đào tạo và người bệnh không bao giờ thấy mặt.
>> Chia sẻ ý kiến của bạn tại đây.
Khanh