Xung quanh bài viết 'Người Việt ăn chung đĩa, gắp cho nhau là t💜hiếu♚ văn minh', nhiều độc giả VnExpress cho rằng, không thể lấy quan niệm coi đây là một nét đẹp truyền thống văn hóa để biện minh cho thói quen lạc hậu:
Việc ăn chung đĩa, gắp thức ăn cho nhau do ý thức của từng người, không thể đổ hết cho truyền thống. Tôi nhớ ngay từ nhỏ khi bắt đầu ăn cơm cùng người lớn, ông bà bố mẹ đều dạy tôi đũa của ai người đấy dùng, muốn gắp cho khách thì dùng đũa mới hoặc phải đổi đầu đũa, bát canh thì có muôi canh, ăn canh dùng muôi lấy ra bát mình không được thò đũa vào bát canh... Các cụ ngày xưa khi ăn có nhiều lễ chứ không phải là cầm bát lên ăn hùng hục đâu. Tôi vẫn nhớ bao lần bị mẹ nhắc "không được bới thức ăn trong đĩa, để người sau còn ăn". Bạn gắp miếng trên cùng, không bới xuống dưới thì sao mà mất vệ sinh? Còn đi ăn tiệc, trước khi gắp cho người khác, không nhìn họ già trẻ lớn bé, không hỏi người khác, đổi đũa... rồi mới khắp. Vậy chuyện ăn uống, thủ tục lễ nghi, 🍌việc giữ vệ sinh là của cá nhân mỗi người tự ý thức, không thể đánh đồng tất cả đổ cho truyền thống. Tôi có thời gian học tập 5-6 năm ở nước ngoài, bạn bè tây có, đông có, ta có. Việc ăn uống trên bàn tiệc mỗi nơi có một thói quen khác nhau, hình thành do văn hóa của mỗi nước, do truyền thống, cách giáo dục của gia đình, nhà trường, mà hơn nữa là do điều kiện sống của họ. Cái hay, cái mới thì ta cần tiếp thu nhưng đừng vì thế mà cái dở, cái tệ, cái dốt là đổ truyền thống, đổ ông bà. Nếu bạn về quê tôi ăn tiệc, cười nói rôm rả có, nhưng không đổi đũa gắp cho người khác, hoặc gắp miếng gà "cụ" cho các ông bà thì chỉ có một câu "vô duyên" mà thôi.
Để kính tജrọng và chăm sóc cha mẹ, tôi sẽ bảo vợ mua những thực phẩm tươi ngon về rồi cùng chế biến những món ngon miệng và bổ dưỡng cho mẹ tôi thưởng thức. Mẹ tôi thích ăn món nào, gắp cái gì là tự chủ động. Ngay cả hai thằng bé nhà tôi chưa ăn chung được với người lớn thì được chuẩn bị đĩa thức ăn riêng. Không có thể hiện tình cảm bằng cách gắp gắp thức ăn như vậy. Mẹ tôi cũng không hề thích ai gắp cho, nhưng như vậy đâu có nghĩa gia đình tôi không thương yêu nhau.
Nhà tôi từ những năm 80, mẹ tôi đều múc riêng cho mỗi người một chén canh, một cái muỗng riêng. Món xào món mặn dùng một đôi đũa gắp chung bỏ vào chén rồi dùng đũa riêng để ăn. Nước chấm cũng để riêng. Khi về nhà chồng tôi c🐻hơi (vì chúng tôi ở riêng), mẹ chồng tôi hay gắp thức ăn cho tôi nhưng thực tế là tôi không nuốt nổi. Mỗi lần về giỗ chạp ở quê, thấy họ dùng đũa đảo tìm miếng vừa ý trong mâm hay trong đĩa là tôi ngồi cho hết giờ rồi đứng dậy. Tôi không hòa đồng kiểu mất vệ sinh vậy được.
Năm nay tôi 52 tuổi. Đứng về phía cá nhân của từng người, đương nhiên ai cũng xem ý kiến và lý lẽ của mình là đúng. Theo tôi thì việc thói quen ăn uống bằng đũa của người Việt bắt nguồn từ rất xa xưa, còn cách ăn như thế nào để hợp vệ sinh, văn minh (đừng làm khó chịu người ăn chung) thì tôi nghĩ do xuất thân và sự giáo dục gia đình từ nhỏ. Chắc rằng khi đi ăn tiệc chung bàn, nếu số người dự tiệc không cùng xuất thân và giáo dục trong một gia đình thì việc nhúng đũa hay gắp thức ăn cho người khác bằng đôi đũa mới vừa lấy ra từ trong miệng của mình thực sự phản cảm và không hợp vệ sinh. Nếu các bạn muốn tìm được ý kiến chung và tương đối đúng trong vấn đề này thì cá nhân tôi nghĩ các bạn phải xem người phương Tây (Pháp, Mỹ, Australia...) xem họ bố trí bàn ăn và khoảng cách ngồi và cách dọn đồ ăn cho mỗi người (xem phim của nước ngoài sẽ cụ thể hơn). Có những người tôi đoán họ biết là sai nhưng vẫn không thừa nhận để thay đổi. Văn mình là ở chỗ♒ này đó. Bạn biết sai thì phải sửa, vì văn minh là sự kế thừa, phục thiện, cầu tiến. Tôi hồi nhỏ cũng từng sai nhiều chuyện tương tự vấn đề này. Chúc các bạn cùng chung nhận đinh và chia sẻ góp ý cho cộng đồng người Việt chúng ta 🐲ngày càng văn minh hơn.
Tôi không thích người khác gắp cho mình, ở nhà các con tôi dùng muỗng múc canh vào bát ăn chứ không được phép dùng đũa khoắng trong bát, đồ ăn thì không được phép đảo trong đĩa. Đi ăn tập thể một số người vô ý không tránh khỏi nên tôi sẽ cố gắng ăn trongℱ góc nào mà không bị người vô ý không đảo đũa vào vì thực sự cũng hơi ghê. Nhưng thường đi ăn tập thể chúng tôi hay chọn ngồi chung với nhau và tự chọn những người có ý thức trừ khi đến một chỗ có những ܫngười không quen biết thì mình phải tìm cách lựa ăn. Nói chung xã giao thôi chứ đi ăn mà phải chỗ không có người quen cũng chả ăn được bao nhiêu.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến Lê Phạm tổng hợp