Khi làm nghiên cứu sinh, mình luôn tâm đắc với mô hình "âm - dương" trong phương pháp nghiên cứu. Bên trắng, bên đen là bên đã biết và bên chưa biết. Bên đã biết là câu trả lời cho câu hỏi: "Bản chất của kiến thức là gì?"; còn bên đen: "Làm sao để tôi biết những gì tôi đã biết". Nói cách khác, sản xuất ra kiến thức mới là sự kết hợp cân bằng giữa câu hỏi: "Cái gì?" (the what) và câu hỏi "Như thế nào?" (the how). Tiếp theo đó là câu hỏi "Tại sao?" (the why). Lấy mô hình này áp dụng cho người muốn tự học, đi từ "Cái gì" đến "Như thế nào", và ở mức cao hơn củ🎶a suy nghĩ - "Tại sao".
Lấy ví dụ, nếu ta cụ thể hóa kiến thức như một sản phẩm mang tính tri thức. Quy trình sẽ bao gồm𒆙: Sản xuất kiến thức (cá nhân, tập thể, viện, đại học...); Truyền đạt kiến thức (người, sách, mạng internet, thư viện...); Thu nhận kiến thức (sinh viên, người học, học sinh...); Tiếp tục sản xuất kiến thức mới từ kiến thức cũ...
>> Áp lực thi cử khiến 10 năm thanh xuân phí hoài
Quy trình truyền đạt và phân phối kiến thức đến người tiếp nhận luôn có những khó khăn. Không phải người học nào cũng như rơm khô chờ lửa để cháy. Một ví dụ cho sự khó của người học là sự khác biệt của kiến thức bên ngoài và cuộc sống của mỗi cá nhân. Ví dụ, kiến thức mới cần học là lý thuyết A, quy trình B, hay chủ nghĩa C. Trong khi, mối quan tâm của một nữ sinh 19 tuổi chẳng hạn, là "Tối nay nấu món gì? Khi nào nộp tiền thuê nhà? Cuối tuần đi đâu?...". Nói cách khác, giữa tư duy cho "trường đại học của tôi" và tư duy cho "cuộc sống của tôi" có mối liên hệ nhưng không mật thiết với nhau về mặt tư duy. C🐷hính vì thế, nếu người học biết cách cá nhân hóa kiến thức mới với thực tiễn của mình sẽ là bước đầu của việc hiểu.
Nữ sinh 19 tuổi khi học lý thuyết A:
- A là gì ?
- Làm sao để nhớ A?
- Tại sao lại A?
- Nếu không phải là A là gì?
ဣ- A có còn tương ứng với thời đại này, năm này, tháng này, khi mà A đã ra đời từ thế kỉ X, ở quốc gia Y, châu lục Z?
>> Sinh viên lao vào xe ôm công nghệ vì bị giá🍸o d🤪ục theo lối thụ động
Khi đi học, dù ở lứa tuổi và trình độ nào (học phổ thông, đại học, sau đại học, nghiên cứu sinh), dù đi học ở đâu (học trong nước hay ở nước ngoài), câu hỏi "học như thế nào?" luôn rất quan trọng với chúng ta. "Học như thế nào" đặc biệt quan trọng ở bậc đại học để người học trở thành cá nhânꦑ suy nghĩ độc lập, có quan điểm và lập trường của riêng mình, cũng như biết cách lý luận và bảo vệ quan điểm cá nhân. Khi biết cách học và có cách học hiệu quả, người học sẽ học với sự thích thú. Nói như Leonardo Da Vinci: "Niềm vui cao quý nhất là niềm vui của việc hiểu biết". Và cách học phần nào giúp chúng ta hiện thực hóa được niềm vui cao quý của sự hiểu biết.
Thế giới những người đi học vô cùng đa dạng. Cùng một nhiệm vụ, mỗi cá nhân có phương pháp tiếp cận khác nhau. Có người giống con ong - chăm chỉ từng ngày, từng giờ, bay từ hoa nàꦫy sang hoa kia thu phấn; có người giống hổ - ngồi im quan sát, chờ thời điểm, chiến thuật, vồ mồi. Có người thích phân tích, có người thích quy trình, có người thích hình ảnh, có người thích tưởng tượng, có người thích nhảy múa. Tuy nhiên, trong thực tế, người học thường kết hợp nhiều phong cách khách nhau, thay vì thuần tuý một phong cách. Cách học tốt nhất đ🐲ược cho là tuỳ thuộc vào nội dung thông tin.
Tuy nhiên, có rất nhiều khó khăn cho người học ở thời đại hậu sự thật. Vì ở nhiều phương diện và bối cảnh, sẽ có sự tách biệt giữa những gì chúng ta đọc và những g🐷ì là sự thật. Chính vì thế, với người học, đặc biệt ở bậc đại học, việc chọn lọc thông tin và biết cách tìm kiếm thông tin tốt là một kỹ năng quan trọng.
>> Học lớp 9 vꦑẫn cóꦛ thể làm chủ công ty thu 100 tỷ đồng
Học cách học, không chỉ bao gồm cách đặt câu hỏi và suy nghĩ về cách suy nghĩ mà còn là cách làm việc hiệu quả. Dưới đây là một ví dụ về phân bổ🦹 thời gian theo nguyên tắc Eisenhower để xác định nhiệm vụ nào làm trước, nhiệm vụ nào làm sau. Eisenhower cho rằng, những gì khẩn cấp thì ít khi quan trọng và những gì quan trọng thì ít khi khẩn cấp. Ông chia ra 4 thứ tự như sau (1) việc quan trọng và việc khẩn cấp, (2) quan trọng nhưng không khẩn cấp, (3) không quan trọng nhưng khẩn cấp, và (4) không quan trọng, không khẩn cấp:
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.