Trong bài viết Bao nhiêu người thành đạt nhờ học trường chuyên?, tác giả Nguyễn Thị Hường cho rằng bỏ hay giữ các trường chuyên cần dựa vào các số liệu khoa học. Độc giả có nickname minormoon cho rằng trường chuyên tồn tại là điều cần thiết, nhưng cần phải thay đổi:
Tôi học trường chuyên và điều này tốt cho tôi. Nhưng khi đóng góp ý kiến cho hệ thống thì nên có tư duy hệ thống, thay vì chỉ nghĩ cho cá nhân. Chuyện trường chuyên tồn tại là không thể tránh khỏi, nư꧂ớc nào cũng có.
Và chương trình của nó đáp ứng theo nhu cầu của số ít, nhưng có nhiều điều kiện nói chung, về tiền, thời gian, kỳ vọng, tố chất...
Như vậy, hệ thống giáo dục đương nhiên phải chia thành giáo dục đại chúng và giáo dục theo yêu cầu. Và cũng vì thế, vấn đề không phải trường chuyên tốt hay không, mà làm thế nào cân bằng và phát huy thế mạnh của cả hai hệ thống đó, cũng như không để ai cảm thấy tủi, thiệt.
Nếu nói kỹ, chắc chắn sẽ dài vì phải đề cập tới định hướng giáo dục con người của Việt Nam là cái gì. Nhưng ý kiến ngắn gọn, đơn giản nhất là lấy thừa bù thiếu. Khối có "điều kiện" bù đắp vật chất cho khối đại chúng. Ngược lại, khối đại chúng cung cấp những cá nhân phù hợp yêu cầu (cả về tố chất và tự nguyện) cho khối chuyên.
Nôm na, tăng tiền học phí ở trường c🗹huyên. Lấy tiền này nuôi đội ngũ giáo viên, xây dựng cơ sở và học bổng cho những học sinh nghèo mà giỏi. Ở khối đại chúng thì giảm tiền học phí, tăng lựa chọn ngành học, tăng đầu ra nghề, tăng học bổng, tăng cơ hội và lℱựa chọn vào trường chuyên nếu phù hợp.
*Quan điểm của bạn về hệ thống trường chuyên thế nào?
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.