Tôi và các phụ huynh trong lớp của con vẫn kết nối zalo với nhau nê﷽n thỉnh 🐼thoảng bọn trẻ vẫn mượn máy bố mẹ để trò chuyện với nhau như vậy.
Thoáng chút chạnh lòng thương con khi "kì nghỉ Tết" này quá dài. Chắc là con cũng nhớ trường, nhớ thầy cô, nhớ bạn. Con ở nhà bỗng dưng rơi vào quy trình giá🐲m sát chặt chẽ hơn của mẹ từ việc r🧸ửa tay, đeo khẩu trang đến việc ép ăn những thực phẩm tăng cường miễn dịch.
Ở thành phố, con ở trong nhà nhiều cũng tù túng vì những chỗ đông người nào mẹ cũng tránh cho con đi. Ngay việc xuống dưới sân nhà thỉnh thoảng chơi cầu lông cũng ở cự ♐ly an toàn, không có người lạ mẹ mới cho con tháo khẩu trang rồi dặn dò khi tháo ra sao, rửa tay thường xuyên thế nào cũng khiến con không thoải mái...
>> Kéo dài 'kỳ nghỉ đông' của học sinh vì dịch
Sáng sớm, mẹ đi bộ qua trường bé lớn. Cổng trường có khuyến cáo phòng chống dịch bệnh corona. Chỉ có bác bảo vệ ngồi ở cổng và thấp thoáng bóng dáng cô lao công quét dọn ở trong trường. Nhìn sân trường vắng lặng, mẹ cũng nao nao. Mẹ mở điện thoại trong 💟nhóm liên lạc giữa giáo viên và phụ huynh thì có tin nhắn của thầy chủ nhiệm báo rằng hôm qua thầy và cô bảo mẫu đã tự mình lên vệ sinh lớp học.
Tuy nhiên, thầy cũng k♌hông giấu nỗi lòng phấp phỏng lo âu cho các con. Thầy cô nào cũng từng làm cha mẹ, một lớp học có hàng chục đứa con không lo sao được.
Có phụ huynh than thở: "Nghỉ lꦺâu sợ các con quên bài, đi học thì lo cho các con". Có phụ huynh khác nêu ý kiến:"Hai tuần vừa rồi cũng đã dạy các con ý thức tự học rất tốt. Không nhất thiết đến trường mới học được, sẽ có cách thay đổi phù hợp với thời thế".
Một phụ huynh khác thì nhấn mạnh: "Lỡ có đi học lại một năm cũng không sao, chỉ sợ con không có cơ hội để đi học". Thử hình dung, nếu được gặp nhau, tụi trẻ sẽ tíu tít xoắn xuýt với nhau và vô tư chạy nhảy, làm sao mà ý thức khoảng cách hay dùng khẩu trang đúng cách như người lớn. Giờ ăn sẽ hồn nhiên 😼và có khi cũng rửa tay qua loa làm sao kiểm soát kỹ.
>> 'Chưa cần thiết cho học sinh nghỉ học sau 16/2'
Ăn tập thể chung với nhau thì mầm bệnh tiềm ẩn đâu đó từ bạn này qua bạn khác, thậm chí thức ăn bị nhiễm khuẩn cũng không biết. Thử nghĩ đến cảm cúm thôi, trong lớp có học sinh bệnh thế nào cũng có bạn khác 💛bị ảnh hưởng.
Ngồi học gần nhau, giao tiếp, nói chuyện nguyên ngày mà bảo tụi nhỏ th🐟ường xuyên đeo khẩu trang rất khó. Người lớn thường xuyên đeo còn thấy bức bối huống gì trẻ con.
Ở gần các trường và ngay trong căn tin luôn có các hàng quán nước uống hấp dẫn. Một số phụ hu𓆏ynh sẽ có cho con tiền ăn vặt, ăn sáng, thậm chí ra Tết tụi nhỏ đứa nào cũng có lì xì. Và đâu phải đứa trẻ cũng ý thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh để không ăn vặt. Nhất là mấy ly trà sữa, nước ngọt, bánh tráng trộn rất nhiều trẻ🐈 con vẫn vô tư mời nhau ăn chung một đũa, uống chung một ống hút.
Vô tình áp lực dồn lên thầy cô. Chúng ta cũng không lạ gì một số phụ huynh quá khích. Ở trường lớp có gì không vừa ý là gây 🍰rối. Lỡ con cho chuyện gì dù nhỏ cũng quay sang đổ lỗi cho thầy cô. Huống hồ g♔ì ở đây là chuyện liên quan đến tính mạng.
>> Tiền mặt - ổ virus tiềm ẩn trong thời dịch nCoV
Nếu gia đình nào có đi từ vùng dịch về hay ở gần người có dấu hiệu bệnh mà họ không khai báo vì sợ con họ bị kỳ thị💟 thì mối đe dọa sẽ lớn ra sao. Vô tình trẻ con đi học cũng sẽ bị nhắc nhở nhiều hơn, giám sát chặt chẽ hơn về thói quen và ý thức sinh hoạt, thậm chí có thể bị nạt nộ nhiều hơn do người lớn nào cũng lo âu. Vậy thì các em đến trường cũng khó có niềm vui trọn vẹn từ áp lực và nỗi lo âu của phụ huynh, thầy cô. Dĩ nhiên, nếu tiếp tục nghỉ học thì cũng ảnh hưởng ít nhiều đến kinh tế, xã hội, giáo dục.
Phụ huynh cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tự quản lý con ở nhà.Một số phụ huynh cũng lo lắng con sẽ quên bà🅷i vở, sa đà vào tivi, điện thoại rồi thì con ở nhà thì cũng cần người nhà trông coi ảnh hưởng đến việc đi làm...
Tiếp tục đi học hay ở nhà là quyền lựa chọn của mỗi gia đình. Không có đúng sai ở đây vì mỗi người đều đứng ở góc nhìn, kinh nghiệm, trải nghiệm riêng của bಌản thân. Thay vì tranh cãi vấn đề thì nên tập trung cho giải pháp.
Khó khăn chung xảy ra đại dịch là lúc cần bình tĩnh, lạc quan tìm ra giải pháp phù hợp với gia đình mình. Ở nhà thì có giải pháp gì tốt nhất có thể. Đi học thì có giải pháp gì an toàn nhất có thể.
ꦦ Với các trường, nếu phải cho học sinh nghỉ học dài thì giải pháp học online hay học bù vài kỳ nghỉ hè như thế nào. Nếu có tình huống không may xảy ra thì xin đừng đổ lỗi cho xã hội, trường học hay thầy cô mà hãy nhận trách nhiệm về mình.
>> Khạc nhổ gây khiếp đảm mùa dịch
Bởi vì, trách nhiệm nuôi dạy, chủ động chăm sóc sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, thể trạng của con𓆉 mình trước hết thuộc về ba mẹ. Cùng một môi trường, đứa trẻ có hệ miễn dịch tốt hơn thì nguy cơ nhiễm bệnh ít hơn, các chuyên gia y tế cũng đã phân tích rồi.
Và Chính phủ, Bộ Y tế cũng thường xuy𒁃ên hướng dẫn mỗi gia đình cách phòng bệnh rồi. Đây là trách nhiệm của mỗi người dân, của mọi người chứ không phải của riêng cơ quan, bộ ngành nào.
Sức khỏe hay kết quả học tập của con, đảm bảo an toàn cho con hay thi♒ệt hại "nồi cơm", bất lợi trong sinh hoạt cuộc sống là quyền lựa chọn của mỗi phụ huynh...
>> 'Khẩu trang y tế tăng giá từng giờ'
Với riêng tôi, quyền được sống, được đảm bảo an toàn của tܫrẻ em vẫn là trên hết. Vậy nên, tôi quyết định vẫn cho con có kỳ Tết dài, xem như Tết và hè gộp lại cũng không sao. 🎃Cuối cùng, khó khăn cũng là cơ hội để yêu thương nhau hơn, ý thức đến việc chăm sóc sức khỏe hơn.
Tﷺôi thích thông điệp ở cổng trường "Phòng chống dịch virus corona là trách nhiệm của mỗi người dân". Cầu mong cho đại dịch này qua nhanh để thế giới an bình, 🐈để các em học sinh đến trường trong cảm giác "mỗi ngày đến trường là một ngày vui"...
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.