📖Sáng 10/12, YouTube xuất hiện hàng trăm video với tiêu đề "Đám tang nghệ sĩ Chí Tài". Nhiều video mới đăng ít giờ nhưng đã thu hút vài chục nghìn đến gần vài triệu lượt xem. Kết quả tìm kiếm từ Google cũng cho hàng chục đường link từ mạng xã hội video này với nội dung liên quan đến nghệ sĩ Chí Tài, xuất hiện ngay ở trang đầu.
♚Tuy nhiên, thực tế đám tang nghệ sĩ chưa diễn ra. Các video "trực tiếp" nêu trên thực chất là giả.
ꦏNhiều video trong số này chỉ quay cảnh bên ngoài bệnh viện nơi đặt thi thể nghệ sĩ Chí Tài. Bên cạnh đó, không ít video lấy tiêu đề "trực tiếp đám tang", nhưng nội dung là các bức ảnh trước đó của nghệ sĩ, rồi chèn thêm chữ hoặc lồng tiếng. Để thu hút nhiều lượt xem, các chủ kênh đã tạo tiêu đề và ảnh đại diện có chữ "trực tiếp", hoặc sử dụng biểu tượng dấu tròn đỏ, khiến người xem hiểu lầm.
༺"Đây thực chất là một dạng 'clickbait'. Các YouTuber đã tạo tiêu đề một đằng, nội dung một nẻo, để dụ người dùng bấm vào xem và tăng view cho video. Việc nghệ sĩ Chí Tài qua đời đang là chủ đề được nhiều người quan tâm nên cũng thành miếng mồi ngon để các chủ kênh này câu view", Nguyễn Huyền, một người làm YouTube lâu năm nhận định.
Theo nguyên tắc cộng đồng, YouTube cấm các hành vi gây hiểu lầm, bao gồm việc đặt tiêu đề, ảnh thumb và mô tả của video khác nội dung. 🌱Tuy nhiên, nhiều kênh YouTube vẫn trục lợi từ nghệ sĩ nổi tiếng bằng chiêu trò clickbait. Mỗi video như vậy thu về hàng triệu lượt xem, với nhiều quảng cáo từ Google. "Về lý thuyết, chủ kênh có thể thu được hàng chục triệu đồng từ những video dạng này", Huyền nhận định.
🌠Theo các chuyên gia, người dùng có thể dùng tính băng Report để YouTube xem xét. Nếu vi phạm, những video trên sẽ bị xóa, chủ kênh sẽ bị phạt.
🌃Việt Nam nằm trong Top 10 nước có lượng video bị YouTube xóa nhiều nhất, xếp thứ 9 toàn thế giới trong quý III vừa qua với hơn 170 nghìn video. Hơn 1/4 số đó là các nội dung spam, đưa tin giả hoặc lừa đảo.
Lưu Quý