Bàn chân là cấu trúc phức tạp của chi dưới, b🌞ao gồm nhiều xương, cơ, khớp, dây chằng, gân, cấu trúc mạch máu, thần kinh. Bàn chân có vai trò hỗ trợ đứng và di chuyển, đồng thời cho phép điều chỉnh thăng bằng trên mặt đất. Chất lượng dáng đi có liên quan chặt chẽ với tình trạng sức khỏe tổng thể.
Tiến sĩ, bác sĩ Lâm Văn Hoàng, Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết biến chứng bàn chân tiểu đường có thể làm thay đổi cấu trúc bàn chân. Bệnh đặc trưng với tình trạng tăng glucose máu mạn tính,ꦿ gây ra một số biến chứng động mạch máu nhỏ và lớn, tổn🌸 thương thần kinh của các cơ bên trong bàn chân dẫn đến mất cân bằng gấp, duỗi.
Chân người bệnh tiểu đường trải qua quá trình thay đổi về cấu trúc, dây chằng, bao và gân dẫn đến biến dạng. Những ﷽thay đổi về hình dạng, ✨cấu trúc bàn chân do bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến đi lại bình thường và khả năng chịu trọng lượng của bàn chân, tăng nguy cơ loét, nhiễm trùng bàn chân dẫn đến cắt cụt nếu không điều trị kịp thời.
Một số biến dạng bàn chân thường gặp ở n♑gười bệnh tiểu đường, gồm bàn chân hình búa, vết chai, vẹo ngón chân cái, bàn chân quặp có vòm cao (pes cavus), biến dạng móng vuốt, đầu xương bàn chân nổi rõ, bàn chân charcot, bàn chân bẹt𓃲 (pes planus)...
Bác sĩ Hoàng cho biết điều trị biến dạng bàn chân ti♓ểu đường cần tùy vào tình trạng của mỗi người bệnh, gồm giảm áp lực bàn chân, điều chỉnh các thay đổi biến dạng như co rút cân cơ, các biến dạng về móng, các vết chai chân... bên cạnh kiểm soát tình trạng bệnh lý toàn thân. Dưới đây là một số cách.
Đo áp lực bàn chân giúp ki💟ểm soát yếu tố nguy cơ ౠgây loét bàn chân tiểu đường qua việc xác định được những điểm tăng áp lực ở bàn chân.
Có hai phương pháp đo áp lực bàn chân, như sử dụng tấm thảm Harris. Đây là tấm thảm cao su tẩm mực in gắn với mẫu giấy để in ở phía dưới, g𒅌iúp đánh giá sơ bộ tăng áp lực bàn chân. Phương pháp hiện đại hơn là dùng máy cảm biến áp lực để xác định điểm tăng áp lực của bàn chân, kích cỡ bàn chân, từ đó thiết kế đế giày phù hợp nhằm giảm áp lực chân.
Kiểm soát đường huyết có thể giảm tổn ♈thương lên mạch máu, thần kinh, hạn chế biến dạng nặng hơn, giảm ngu💧y cơ gây nhiễm trùng, hoại tử.
Điều chỉnh độ co quắp bàn chân bằng một số kỹ thuật can thiệp như cắt các gân nhỏ𓆏 làm giảm mức độ co quắp của các ngón chân, dùng thiết bị để điều chỉnh biến dạng bàn chân.
Xử lý biến dạng móng quặp, vết chai chân như cắt và chăm sóc móng chân, mài móng, xử lý kh൩óe chân, móng quặp, vết chai chân nhằm ngăn chặn nhiễm trùng cơ hội do biến dạng móng, vết chai.
Để phòng ngừa loét do biến dạng bàn chân, người bện෴h tiểu đường nên chọn giày, dép phù hợp với cấu trúc bàn chân, chiều dài b⛦ên trong giày phải dài hơn bàn chân 1-2 cm, không được quá chật hoặc quá lỏng. Chiều rộng bên trong phải bằng chiều rộng của bàn chân, chiều cao đủ chỗ cho tất cả ngón chân.
Kiểm tra chân h🦩àng ngày trên toàn bộ bề mặt của hai chân, khu vực giữa các kẽ ngón, lòng bàn chân. Người có dấu hiệu sưng, nóng hoặc nổi mụn nước, vết cắt, vết xước... ♌nên đến bác sĩ khám. Không sử dụng chất hóa học, bột trét để tẩy vết chai; sử dụng chất làm mềm da để bôi trơn vùng da khô, nhưng không dùng ở kẽ ngón; cắt móng chân thẳng ngang.
Bác sĩ Hoàng cho biết biến dạng chân làm tăng áp lực tì đè dẫn đến xuất hiện các vết chai chân. Tình trạng kéo dài gây viêm nhiễm, chấn thương mô mạn tính, hình thành vết nứt nhỏ trên nền nốt chai, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng tạo mủ (áp xe) và các nốt cha🗹i sần sùi dễ gây loét.
Giảm cảm giác đau do tổn thương dây thần kinh🐭 cảm giác khiến người bệnh không nhận biết hoặc ít quan tâm đến vết thương, khiến loét tiến triển nặng. Loét nhiễm trùng bàn chân tiểu đường đi kèm với nhiều yếu tố tổn thương mạch máu, thần kinh làm tăng nguy cơ cắt cụt chân.
Người bệnh tiểu đường nên đi khám bàn chân thường xuyên để được bác sĩ kiểm tra các🅘 bất thường, đánh giá thần kinh♉, mạch máu chân. Từ đó, bác sĩ có phương pháp điều trị phù hợp tránh biến chứng biến dạng bàn chân.
Đinh Tiên
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiểu đường tại đây để bác sĩ giải đáp |